Ảnh hưởng của bệnh kết hợp và vai trò của chỉ số CCI đối với kết quả điều trị bệnh nhân bỏng người già
Ngô Minh Đức1, Nguyễn Như Lâm1, Ngô Tuấn Hưng1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này xác định đặc điểm, ảnh hưởng của bệnh kết hợp và vai trò tiên lượng của chỉ số thang điểm CCI trên bệnh nhân bỏng người già điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia giai đoạn năm 2015 – 2019.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh kết hợp chiếm 26,79%, trong đó hay gặp nhất là bệnh cao huyết áp (35,27%), bệnh lý hệ thần kinh (32,30%) và tiểu đường (22,33%) với điểm CCI trung bình 0,29 (0 – 9). Bệnh nhân có bệnh kết hợp cao tuổi hơn, tỷ lệ bị bỏng sâu và diện tích bỏng sâu lớn hơn, đáng kể (p < 0,01) so với bệnh nhân không bị bệnh kết hợp.
Thời gian điều trị, số lần phẫu thuật, tỷ lệ tử vong (OR = 1,77) cao hơn đáng kể ở nhóm có bệnh kết hợp (p < 0,05). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy điểm CCI là yếu tố độc lập ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng người già (OR = 1,54) cùng với tuổi, diện bỏng và bỏng hô hấp.
Cùng với sựgia tăng tuổi thọ, nhiều vấn đềliên quan đến sức khỏe cũng gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt là vềsốlượng các bệnh mạn tính làm ảnh hưởng đến diễn biến và kết quảđiều trịbệnh nhân trong đó có bệnh nhân bỏng [1]. Bên cạnh đánh giá riêng lẻảnh hưởng của từng bệnh kết hợp, các nghiên cứu cũng tập trung ứng dụng các thang điểm vềbệnh kết hợp đểtiên lượng. Thang điểm Charson Cormibidity Index (CCI) được Charlson ME và cộng sựxây dựng vàonăm 1984 dựa trên 17bệnh kết hợp và được cho điểm từmột đến sáutheo mức độnặng của bệnh lý[2]. Thang điểm này đã được áp dụng rộng rãi trên các đối tượng bệnh nhânkhác nhautuy nhiên chưa thấy báo cáo trênbệnh nhân bỏng ởViệt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm, ảnh hưởng củabệnh kết hợp và vai trò tiên lượng của thangđiểm CCI đối với kết quảđiều trịbệnh nhân bỏng caotuổiđiều trịtại Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong thời gian 5 năm (2015 -2019).
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.01991 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|