Cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim ở người bệnh suy tim nặng có tĩnh mạch chủ trên trái đổ trực tiếp vào nhĩ phải

Cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim ở người bệnh suy tim nặng có tĩnh mạch chủ trên trái đổ trực tiếp vào nhĩ phải

Bệnh nhân nam 52 tuổi, chẩn đoán suy tim nặng do bệnh cơ tim giãn từ 5/2020, được điều trị bằng Sacubitril/Valsartan 100 mg/ngày, metoprolol 25 mg/ngày, verospirone 25 mg/ngày, furosemide 40 mg/ngày. Sau 6 tháng điều trị thuốc đều, bệnh nhân đi khám lại EF 23%, Dd 78, Ds 65. Hở hai lá vừa.

Bệnh nhân được tiến hành cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai theo hướng dẫn điều trị suy tim của ESC [1] và ACC [2]. Khi tiến hành cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim theo đường tĩnh mạch nách trái, phát hiện bệnh nhân tồn tại tĩnh mạch chủ trên trái. Sau khi đặt điện cực thứ nhất vào mỏm thất phải, chúng tôi tiến hành chụp tĩnh mạch để xác định tĩnh mạch vành. Điều đặc biệt ở bệnh nhân này là khi chụp mạch bằng thuốc cản quang thông qua bơm tay thông thường không nhận thấy sự xuất hiện của xoang tĩnh mạch vành. Chúng tôi quyết định chụp lại bằng ống thông Pigtail 5F với sự trợ giúp của bơm cản quang tự động thì ghi nhận dấu vết của xoang tĩnh mạch vành.

Đây là trường hợp khá hiếm gặp, các báo cáo ca lâm sàng trên thế giới có nhiều tác giả đã trình bày về việc cấy máy tạo nhịp, máy phá rung hoặc máy tái đồng bộ cơ tim ở các bệnh nhân có tồn tại tĩnh mạch chủ trên trái (LSVC) [3] [4] [5], tuy nhiên đối với tĩnh mạch chủ trên trái thường sẽ đổ vào xoang tĩnh mạch vành. Trường hợp ca lâm sàng này đặc biệt do tĩnh mạch chủ trên trái đổ thẳng vào nhĩ phải và không đi vào hệ thống xoang tĩnh mạch vành. Điều này cũng góp phần gây khó khăn khi tiến hành tiếp cận đặt điện cực thất trái.

MÃ TÀI LIỆU

NCKH.0023

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0978.770.836