Thay đổi kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà cho người chăm sóc chính tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định năm 2020

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thay đổi kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà cho người chăm sóc chính tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định năm 2020.Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, có khuynh hướng mạn tính và khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới [2], [13]; [22] . Theo Tổ chức Y tế Thế giới bệnh tâm thần phân liệt chiếm khoảng từ 0,3% đến 1% dân số và ước tính thế giới có khoảng 26 triệu người mắc bệnh tâm thần phân liệt [9]. Tại Việt Nam theo điều tra dịch tễ lâm sàng, tỷ lệ người mắc bệnh là 0,47% dân số [9]. Theo Nguyễn Viết Siêm tỷ lệ này là 0,52% – 0,61% dân số. Tuổi khởi phát trung bình ở nam là 20-25 tuổi, nữ 25-30 tuổi [19].
Việc điều trị người bệnh tâm thần phân liệt hiện nay gồm có điều trị cấp tính tại bệnh viện, điều trị duy trì và phục hồi chức năng tại gia đình. Theo thống kê có khoảng 40-80% người bệnh Tâm thần phân liệt sống hiện đang sống cùng gia đình của họ [19]. Những người bệnh này phải thường xuyên dựa vào gia đình của họ để được chăm sóc hỗ trợ về thể chất và tinh thần trong suốt cuộc đời [31]. Vì vậy vai trò của người chăm sóc đối với người bệnh là rất quan trọng và cần thiết. Nếu người chăm sóc không có kiến thức và hỗ trợ đầy đủ, họ có thể không thể đảm nhận được trách nhiệm chăm sóc người bệnh, vì thế dẫn đến tình trạng tái phát nhiều hơn [26], [33], [37], [29], [43].

MÃ TÀI LIỆU

NCKH.0009

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt và chăm sóc người bệnh tại nhà của người chăm sóc [12], [15], [25]…Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở đánh giá thực trạng kiến thức. Kết quả nghiên cứu của Đinh Quốc Khánh năm 2010 cho thấy tỷ lệ người chăm sóc chính có kiếnthức về chăm sóc bệnh tâm thần phân liệt tại nhà chỉ đạt 50% [12]; Nghiên cứu của Phạm Xuân Trưởng và cộng sự cho thấy: chỉ có 25,53% số người chăm sóc nhận thức đúng tâm thần phân liệt là bệnh tiến triển suốt đời; 40,43% số người chăm sóc nhận thức đúng bệnh tâm thần phân liệt phải điều trị củng cố suốt đời [25]. Điều này cho thấy kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc tại nhà còn hạn chế.
Tỉnh Nam Định nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ; tỉnh gồm có 1 Thành phố và 9 huyện với tổng cộng 229 xã phường.2 Nam Định là một trong những tỉnh có số lượng người bệnh tâm thần phân liệt được quản lý tương đối cao. Theo số liệu báo cáo tính đến tháng 6 năm 2019, toàn tỉnh có 5788 người bệnh tâm thần phân liệt được quản lý điều trị ngoại trú, tuy vậy công tác chăm sóc, quản lý tại nhà còn nhiều hạn chế [7]. Quá trình điều trị bệnh sẽ có hiệu quả hơn khi những người chăm sóc được trang bị kiến thức đầy đủ liên quan đến tâm thần phân liệt. Do đó, việc nâng cao kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà cho cho người chăm sóc là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thay đổi kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà cho người chăm sóc chính tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định năm 2020” với 2 mục tiêu:3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Mô tả thực trạng kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà của người chăm sóc chính tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định năm 2020.
2- Đánh giá sự thay đổi kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà của người chăm sóc chính sau can thiệp giáo dục sức khỏe

MỤC LỤC
TÓM TẮT …………………………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………ii
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………… iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………….. v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………… vi
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………… 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………. 4
1.1. Đại cương về tâm thần phân liệt …………………………………………………………. 4
1.2. Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà ………………………………….. 14
1.3. Các vai trò của người chăm sóc chính cho người bệnh tại nhà gồm có: ……. 16
1.4. Khái niệm người chăm sóc chính và kiến thức của người chăm sóc chính. . 19
1.5. Can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe ………………………………………….. 23
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………. 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………… 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………… 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. …………………………………………………….. 27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………… 27
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………. 28
2.5. Công cụ nghiên cứu ………………………………………………………………………… 28
2.6. Phương pháp thu thập số liệu. …………………………………………………………… 30
2.7. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………. 32
2.8. Thang đo và tiêu chuẩn đánh giá……………………………………………………….. 33
2.9. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………. 34
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu. ……………………………………………………………… 35
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số………………………………………………… 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 37
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………………… 373.2. Thực trạng kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà của
đối tượng nghiên cứu trước can thiệp giáo dục. …………………………………………. 40
3.3. Kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà của đối tượng
nghiên cứu trước và sau can thiệp giáo dục. ……………………………………………… 46
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 55
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu. ………………………………………….. 55
4.2. Kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà của người
chăm sóc chính trước và sau can thiệp giáo dục. …………………………………………57
4.3. Sự thay đổi kiến thức chăm sóc về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt
tại nhà của người chăm sóc chính trước và sau can thiệp …………………………….. 67
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 68
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bản đồng thuận
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 3: Nội dung giáo dục sức khoẻ về chăm sóc người bệnh bệnh tâm thần phân liệt
tại nhà dành cho người chăm sóc chính
Phụ lục 4: Tài liệu phát tay cho người bệnh
Phụ lục 5: Đáp án bộ câu hỏi kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm
sóc chính.
Phụ lục 6: Kết quả chạy Cronbach's Alpha bộ công cụ kiến thức về chăm sóc người
bệnh TTPL tại nhà của người chăm sóc chính
Phụ lục 7: Danh sách chuyên gia góp ý bộ công cụ
Phụ lục 8: Phiếu xin ý kiến chuyên gia
Phụ lục 9: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình dịch tễ học tại tỉnh Nam Định ………………………………………….. 7
Bảng 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ………………………………………….. 37
Bảng 3.2. Kênh thông tin đối tượng nghiên cứu tiếp cận và tin tưởng ……………….. 39
Bảng 3.3. Thực trạng kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt của đối tượng nghiên cứu
trước can thiệp ………………………………………………………………………….. 40
Bảng 3.4. Thực trạng kiến thức về sử dụng thuốc cho người bệnh tâm thần phân liệt
tại nhà trước can thiệp giáo dục …………………………………………………… 42
Bảng 3.5 Thực trạng kiến thức xử trí, chăm sóc một số tình huống tại nhà cho
người bệnh tâm thần phân liệt trước can thiệp giáo dục …………………… 43
Bảng 3.6. Thực trạng kiến thức chăm sóc về vệ sinh, dinh dưỡng, sinh hoạt, lao
động, giao tiếp tại nhà trước can thiệp ………………………………………….44
Bảng 3.7. Điểm trung bình kiến thức chung về chăm sóc người bệnh tâm thần phân
liệt tại nhà trước can thiệp …………………………………………………………… 45
Bảng 3.8. Khác biệt kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt của đối tượng nghiên cứu
trước và sau can thiệp ………………………………………………………………… 46
Bảng 3.9. So sánh điểm trung bình kiến thức về bệnh của đối tượng nghiên cứu
trước và sau can thiệp ………………………………………………………………… 47
Bảng 3.10. Khác biệt kiến thức về sử dụng thuốc cho người bệnh tâm thần phân liệt
tại nhà trước và sau can thiệp giáo dục ………………………………………….. 48
Bảng 3.11. So sánh điểm trung bình kiến thức về sử dụng thuốc tại nhà cho người
bệnh tâm thần phân liệt của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp …… 49
Bảng 3.12. Khác biệt về kiến thức xử trí, chăm sóc một số tình huống tại nhà
trước và sau can thiệp giáo dục ………………………………………………….. 50
Bảng 3.13. So sánh điểm trung bình kiến thức về xử trí, chăm sóc 1 số tình huống
tại nhà của đối tượng trước và sau can thiệp giáo dục ……………………. 51
Bảng 3.14. Khác biệt kiến thức chăm sóc về vệ sinh, dinh dưỡng, sinh hoạt, lao
động, giao tiếp tại nhà của đối tượng trước và sau can thiệp giáo dục . 52
Bảng 3.15. So sánh điểm trung bình kiến thức chăm sóc về vệ sinh, dinh dưỡng,
sinh hoạt, lao động, giao tiếp tại nhà trước và sau can thiệp giáo dục .. 53
Bảng 3.16. So sánh điểm trung bình kiến thức chung về chăm sóc người bệnh tại
nhà của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp …………………….. 53vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu với người bệnh ……………….. 38
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu được nhận thông tin …………………………. 38
Biểu đồ 3.3: Phân loại kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà
của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp ………………………………….. 45
Biểu đồ 3.4: Phân loại mức độ kiến thức về chăm sóc người bệnh tại nhà của đối
tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp …………………………………… 5