Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não-màng não do lao ở người lớn nhiễm HIV/AIDS

Luận văn bác sĩ nội trú Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não-màng não do lao ở người lớn nhiễm HIV/AIDS.Cho đến nay, bệnh lao đã được Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ghi nhận là bệnh xã hội, và là vấn đề sức khỏe của cộng đồng trên toàn thế giới. Do tầm quan trọng của bệnh, từ nhiều thập kỷ nay, TCYTTG và các nước trên toàn cầu đã và đang áp dụng mọi biện pháp để phòng chống và điều trị bệnh lao [1].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00113

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo các y văn, nguyên nhân bệnh lao gia tăng là do tình trạng nghèo đói, tăng dân số, tình trạng dân trí thấp, tình trạng di dân tự do, sự xuống cấp của hệ thống y tế do chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai…[2],[3],[4].
Tại Việt Nam, việc phòng chống bệnh lao đã được Bộ Y tế quan tâm, với nhiều chương trình phòng chống lao đã được thực hiện trên toàn quốc. Nhờ vậy tình trạng bệnh lao trong từng thời kỳ đã có xu hướng giảm. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay, TCYTTG đã khuyến cáo sự quay trở lại của bệnh lao cùng với sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS trên toàn cầu. Hiện nay, bệnh lao không chỉ tăng nhanh về số lượng ca mắc mà còn xuất hiện các chủng lao kháng thuốc. Đây là mối đe dọa không chỉ sinh mạng người bệnh, mà còn là gánh nặng y tế mà nhiều đất nước phải gánh chịu. Vì vậy, bệnh lao đang trở thành thách thức cho mọi quốc gia trên thế giới [2],[5].
Trên lâm sàng lao biểu hiện khá đa dạng, có thể gặp ở bất kì một cơ quan nào trong cơ thể. Viêm não màng não do lao (VNMNDL) là một thể bệnh nặng hay gặp, có thể dẫn đến tử vong và những trường hợp được sống sót thường có nhiều di chứng nặng nề ngay cả trong điều kiện tuân thủ điều trị tốt [6],[7],[8]. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng trong việc cải thiện tiên lượng bệnh. Tuy nhiên trên thực hành lâm sàng bệnh lao, đặc biệt ở người nhiễm HIV/AIDS thường diễn biến không điển hình là những trở ngại lớn trong điều trị. Hơn thế nữa, theo các y văn những đối tượng HIV/AIDS hay gặp tỷ lệ lao kháng thuốc cao hơn so với VNMNDL ở người bình thường [9]. Do tính chất nghiêm trọng của bệnh, nên bệnh lao luôn được sự quan tâm nghiên cứu của toàn thế giới, đặc biệt là VNMNDL [6],[10],[11],[12]. Nhiều y văn trong nước đã có những nghiên cứu về VNMNDL ở người lớn không nhiễm HIV/AIDS, tuy nhiên nghiên cứu về VNMNDL ở người lớn nhiễm HIV/AIDS còn ít. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não-màng não do lao ở người lớn nhiễm HIV/AIDS”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não màng não do lao ở người lớn nhiễm HIV/AIDS.
2. Tìm hiểu một số yếu tố có ý nghĩa tiên lượng nặng bệnh viêm não màng não do lao ở người lớn nhiễm HIV/AIDS.

MỤC LỤC Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não-màng não do lao ở người lớn nhiễm HIV/AIDS
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử, dịch tễ bệnh lao và viêm não màng não do lao 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Tại Việt Nam 4
1.2. Cơ chế bệnh sinh viêm não màng não do lao 5
1.2.1. Giai đoạn 1 5
1.2.2. Giai đoạn 2 6
1.3. Giải phẫu bệnh của viêm não màng não do lao 8
1.3.1. Thể lan rộng 8
1.3.2. Thể khu trú 9
1.4. Các yếu tố nguy cơ 9
1.4.1. Nguồn lây 9
1.4.2. Tiền sử lao 10
1.4.3. Vấn đề cơ địa và thể trạng 10
1.5. Biểu hiện lâm sàng viêm não màng não do lao 11
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng viêm não màng não do lao 11
1.5.2. Phân chia giai đoạn lâm sàng viêm não màng não do lao 15
1.6. Cận lâm sàng viêm não màng não do lao 16
1.6.1. Xét nghiệm dịch não tuỷ 16
1.6.2. Chẩn đoán hình ảnh 20
1.6.3. Phản ứng Mantoux 21
1.6.4. Xét nghiệm công thức máu 22
1.7. Bệnh lao và HIV/AIDS 22
1.7.1. Đặc điểm của HIV/AIDS 22
1.7.2. Mối liên quan bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS 23
1.7.3. Liên quan giữa giai đoạn lâm sàng và miễn dịch của HIV và bệnh lao 24
1.8. Các nghiên cứu bệnh viêm não màng não do lao 25
1.8.1. Trên thế giới 25
1.8.2. Tại Việt Nam 28
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 30
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Cách chọn mẫu 32
2.2.3. Phương pháp tiến hành 32
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 33
2.3. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu 35
2.3.1. Các kỹ thuật xét nghiệm 35
2.3.2. Chẩn đoán hình ảnh 38
2.4. Xử lý số liệu 39
2.5. Đạo đức nghiên cứu 39
2.6. Sơ đồ nghiên cứu 40
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 56 bệnh nhân nghiên cứu 41
3.1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học và tiền sử bệnh tật 41
3.1.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng 45
3.1.3. Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng 49

3.2. Một số yếu tố có ý nghĩa tiên lượng nặng của 56 bệnh nhân nghiên cứu 55
3.2.1. So sánh đặc điểm lâm sàng ở 2 nhóm bệnh nhân 55
3.2.2 So sánh đặc điểm cận lâm sàng ở 2 nhóm bệnh nhân 57
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 61
4.1. Lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm não màng não do lao ở người lớn nhiễm HIV/AIDS 61
4.1.1. Lâm sàng bệnh viêm não màng não do lao 61
4.1.2. Cận lâm sàng bệnh viêm não màng não do lao 70
4.2. Một số yếu tố có ý nghĩa tiên lượng nặng ở bệnh nhân viêm não màng não do lao ở người lớn nhiễm HIV/AIDS 77
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo tuổi 41
Bảng 3.2. Phác đồ điều trị ARV 44
Bảng 3.3. Chẩn đoán khi ra viện 45
Bảng 3.4. Thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đến khi nhập viện 46
Bảng 3.5. Các triệu chứng toàn thân khi vào viện 46
Bảng 3.6. Các triệu chứng cơ năng khi vào viện 47
Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể khi vào viện 47
Bảng 3.8. Các bệnh lý khác kèm theo khi vào viện 48
Bảng 3.9. Giai đoạn bệnh viêm não màng não do lao 48
Bảng 3.10. Màu sắc và áp lực dịch não tuỷ 49
Bảng 3.11. Xét nghiệm sinh hóa dịch não tủy 50
Bảng 3.12. Số lượng tế bào và thành phần tế bào trong dịch não tủy 51
Bảng 3.13. Kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn lao bằng các phương pháp soi, nuôi cấy, PCR dịch não tủy 51
Bảng 3.14. Kết quả chụp X quang phổi 52
Bảng 3.15. Kết quả chụp MRI sọ não 52
Bảng 3.16. Số lượng hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, tiểu cầu và thành phần bạch cầu trong máu ngoại vi 53
Bảng 3.17. Kết quả điện giải đồ 53
Bảng 3.18. Máu lắng, CRP, procalcitonin 54
Bảng 3.19. Xét nghiệm miễn dịch 54
Bảng 3.20. So sánh thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đến khi được chẩn đoán bệnh của 2 nhóm 55
Bảng 3.21. So sánh các triệu chứng toàn thân khi vào viện của 2 nhóm 55
Bảng 3.22. So sánh các triệu chứng cơ năng khi vào viện của 2 nhóm 56
Bảng 3.23. So sánh các triệu chứng thực thể khi vào viện của 2 nhóm 56
Bảng 3.24. So sánh giai đoạn bệnh viêm não màng não do lao của 2 nhóm 57
Bảng 3.25. So sánh kết quả sinh hóa dịch não tủy của 2 nhóm 57
Bảng 3.26. So sánh số lượng tế bào dịch não tủy và thành phần tế bào trong dịch não tủy của 2 nhóm 58
Bảng 3.27. So sánh kết quả chụp Xquang phổi của 2 nhóm 58
Bảng 3.28. So sánh kết quả chụp MRI sọ não của 2 nhóm 59
Bảng 3.29. So sánh kết quả xét nghiệm miễn dịch của 2 nhóm 59
Bảng 3.30. Phân tích đa biến các yếu tố có ý nghĩa tiên lượng nặng trong viêm não màng não do lao của 2 nhóm 60

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo giới 41
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo địa phương 42
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 42
Biều đồ 3.4. Tiền sử mắc bệnh lao 43
Biểu đồ 3.5. Thời điểm phát hiện HIV 43
Biểu đồ 3.6. Đường lây truyền HIV 44
Biểu đồ 3.7. Chẩn đoán của tuyến trước 45
Biểu đồ 3.8. Tình trạng khi bệnh nhân xuất viện 49