Đặc điểm đa ký giấc ngủ, đa ký hô hấp ở bệnh nhân suy tim có ngừng thở khi ngủ

Đặc điểm đa ký giấc ngủ, đa ký hô hấp ở bệnh nhân suy tim có ngừng thở khi ngủ

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm đa ký giấc ngủ và đo đa ký hô hấp của hội chứng ngừng thở khi ngủ ở bệnh nhân suy tim tại Bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 63 bệnh nhân được chẩn đoán suy tim siêu âm và đo đa ký giấc ngủ, đo đa ký hô hấp, đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả và kết luận: Nghiên cứu trên 63 bệnh nhân suy tim có ngừng thở khi ngủ gồm 54 (85,7%) bệnh nhân nam và 9 (14,3%) bệnh nhân nữ. Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,57 ± 13,08 tuổi. Nồng độ ProBNP, phân suất tống máu, thể tích và đường kính tâm thất thì tâm thu và tâm trương ở các phân nhóm suy tim khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Áp lực động mạch phổi ở các nhóm phân nhóm suy tim khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tổng thời gian ngủ trung bình là 334,8 ± 119,8 phút. Thời gian giai đoạn REM ghi nhận được dài nhất là 54 phút. Hiệu quả giấc ngủ đạt được là 64,70 ± 27,43%. Chỉ số HI và AHI ở các phân nhóm suy tim khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ mức độ nặng của ngừng thở khi ngủ ở các mức độ suy tim theo phân loại EF khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

MÃ TÀI LIỆU

NCKH.0017

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Từ khóa: Đa ký giấc ngủ, đa ký hô hấp, suy tim.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy tim là vấn đề lớn của nhân loại vì số người suy tim ngày càng tăng. Tại Mỹ khoảng 5.1 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm trên 650,000 người được chẩn đoán lần đầu suy tim.1 Tại châu Âu, với trên 500 triệu dân, ước lượng tần suất suy tim từ 0,4 – 2%, do đó có từ 2 triệu đến 10 triệu người suy tim.2 Nhiều nguyên nhân góp phần vào sự phát triển và tiến triển của suy tim một trong số đó là hội chứng ngừng thở khi ngủ. Hội chứng ngừng thở khi ngủ (SA) là một rối loạn đặc trưng bởi sự xuất hiện những cơn ngừng thở và/ hoặc giảm thở khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại bình thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.3 Mối quan hệ giữa SA và suy tim đã thu hút sự quan tâm đáng kể trong nhiều thập kỷ. Điều này một phần là do sự hiểu biết ngày càng nhiều về cơ chế bệnh sinh giữa suy tim và các rối loạn hô hấp liên quan giấc ngủ, cũng như tác động của các phương pháp điều trị đến việc cải thiện triệu chứng, tiến triển bệnh hoặc tiên lượng tử vong của bệnh nhân. Điều quan trọng, trong các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy SA nếu không được điều trị sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng suy tim và tăng tỷ lệ bệnh nhân đến khám được chẩn đoán suy tim. Đặc biệt việc chẩn đoán sớm ngừng thở khi ngủ ở những bệnh nhân có biểu hiện suy tim giúp làm cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như tiên lượng tử vong. Với mục tiêu muốn đưa ra một góc nhìn bao quát về bệnh lý OSA trên bệnh nhân suy tim góp phần chẩn đoán sớm, chỉ định can thiệp điều trị kịp thời làm, giảm chi phí y tế cho các bệnh nhân chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: “Mô tả đặc điểm đa ký giấc ngủ và đa ký hô hấp của hội chứng ngừng thở khi ngủ ở bệnh nhân suy tim tại Bệnh viện Bạch Mai”.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim dựa trên các triệu chứng lâm sàng theo tiêu chuẩn Framingham, được làm điện tâm đồ, định lượng ProBNP và siêu âm tim. Các bước chẩn đoán theo hướng dẫn của ESC năm 2016. Được chẩn đoán mắc ngừng thở khi ngủ theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ. Bệnh nhân trên 18 tuổi và đồng ý tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai từ 09/2020 đến tháng 09/2021.

Tiêu chuẩn loại trừ

Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu các bệnh nhân rối loạn tâm thần không hợp tác, không đồng ý tham gia nghiên cứu. Chúng tôi cũng loại ra khỏi nghiên cứu các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ trung ương do thuốc, do chấn thương hoặc có những rối loạn giấc ngủ khác kèm theo và các bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn làm thăm dò chẩn đoán các rối loạn giấc ngủ do đang bị bệnh cấp tính, đợt cấp của các bệnh mạn tính, bệnh nhân suy hô hấp, suy tuần hoàn…