Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng các trường hợp bệnh ho gà tại khu vực phía Nam

Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng các trường hợp bệnh ho gà tại khu vực phía Nam.
Tác giả: Hoàng Anh Thắng, Nguyễn Diệu Thúy, Hồ Vĩnh Thắng, Châu Văn Lượm, Võ Ngọc Quang, Phan Thị Quỳnh Trâm, Nguyễn Thị Kim Hoàng, Võ Thị Trang Đài, Phạm Thị Hoan, Phan Trọng Lân, Nguyễn Vũ Thượng.
Tóm tắt:
Nhằm đánh giá đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng các trường hợp ho gà, chúng tôi tiến hành phân tích mô tả loạt ca bệnh ho gà trong khu vực phía Nam (KVPN) dựa vào hệ thống giám sát và số liệu thống kê bệnh truyền nhiễm. Từ 1/1/2014 đến 30/4/2015, KVPN ghi nhận 38 trường hợp ho gà, lưu hành chủ yếu tại các tỉnh miền Đông Nam bộ (bao gồm TP. HCM). 100% các trường hợp mắc bệnh ho gà chưa được chủng ngừa ho gà hoặc chủng ngừa chưa đủ liều miễn dịch cơ bản. Nhóm tuổi mắc chủ yếu ≤6 tháng (65,8%), trong đó, nhóm 2 đến 3 tháng chiếm tỷ lệ cao (36,8%), nhóm <2 tháng chiếm 13,2%. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho (100%), viêm phổi (76,3%), suy hô hấp (55,0%), nôn sau ho (44,7%) và cơn ho kịch phát (42,1%), ít gặp hơn là co giật (15,8%), thở rít (13,2%). Nguy cơ biến chứng viêm phổi ở nhóm từng chủng ngừa ít nhất 1 mũi thấp hơn 20 lần so với nhóm chưa từng chủng ngừa ho gà (OR = 0,05, KTC 95%: 0,004 – 0,57). Việc chủng ngừa ho gà đủ mũi, đúng lịch cho trẻ và duy trì tỷ lệ chủng ngừa cao tại cồng đồng sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng, triệu chứng nặng của bệnh. Đồng thời, cần cân nhắc việc chủng ngừa vắc xin ho gà vô bào (Tdap) cho phụ nữ mang thai để trẻ sinh ra trong những tháng đầu có thể được nhận kháng thể phòng bệnh ho gà từ mẹ.

MÃ TÀI LIỆU

Y HỌC DỰ PHÒNG

Giá :

10.000đ

Liên Hệ

0915.558.890