ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM PHỔI NẶNG CÓ KẾT QUẢ PCR ĐÀM DƯƠNG TÍNH VỚI ADENOVIRUS Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Trần Thanh Thức1, Trần Anh Tuấn2, Phùng Nguyễn Thế Nguyên1
1 Bệnh viện Nhi Đồng 1, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi Đồng 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của các trường hợp viêm phổi nặng có kết quả PCR đàm dương tính với adenovirus. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, hồi cứu 55 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2020. Kết quả: Tuổi trung vị là 13 tháng, 50% trường hợp dưới 12 tháng. Nam chiếm ưu thế với tỉ lệ nam/nữ là 3.2/1. Đa số các ca bệnh tập trung vào mùa đông xuân (từ tháng 10 đến tháng 3). Biểu hiện lâm sàng tương đối giống với các viêm phổi do siêu vi khác với sốt (94,5%), viêm long đường hô hấp (100%), nhưng bệnh cảnh kéo dài hơn với triệu chứng nổi bật là sốt cao kéo dài (9 ± 5,1 ngày). Các đặc điểm về cận lâm sàng không đặc hiệu và không thể phân biệt với viêm phổi do vi khuẩn. Tổn thương trên X quang đa số là tổn thương dạng mô kẽ (87,3%) và cả 2 bên (78,2%). Tỉ lệ đồng nhiễm trên kết quả PCR đàm tương đối cao (78,2%), số tác nhân và loại tác nhân đồng nhiễm da dạng. Số copies trung vị của adenovirus là 40850 x103 copies. Kết luận: Viêm phổi nặng nhiễm adenovirus ở trẻ dưới 5 tuổi có biểu hiện lâm sàng đa dạng, tương đối giống với các tác nhân virus khác nhưng diễn tiến nặng và kéo dài hơn.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.00815 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tửvong và bệnh tật ởtrẻem trên toàn thếgiới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Những dữliệu gần đây cho thấy có khoảng 120 triệu ca viêm phổi cộng đồng mỗi năm và gần 1 triệu ca tửvong ởtrẻdưới 5 tuổi, đặc biệt ởcác nước thu nhập thấp [6]. Viêm phổi có thểgây ra do nhiều loại tác nhân khác nhau, tuy nhiên virus vẫn là tác nhân chiếm đa số, đặc biệt ởnhóm trẻdưới 1 tuổi. Trong đó adenovirus là tác nhân tương đối ít gặp nhưng lại gây bệnh cảnh nặng nềvà có thểđểlại hậu quảlâu dài trên đường hô hấp. Việc điều trịviêm phổi do adenovirus chủyếu là điều trịhỗtrợ, chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu, trong khi đó, việc sửdụng kháng sinh phổrộng và phối hợp nhiều loại kháng sinh rất thường gặp trong những trường hợp như vậy. Chưa kểđến biến chứng mạn tính trên đường hô hấp trong các trường hợp viêm phổi nặng như viêm tiểu phếquản tắc nghẽn hậu nhiễm, viêm phổi mô kẽ…gây ra một gánh nặng bệnh tật rất lớn. Vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi nặng có kết quảPCR đàm dương tính với adenovirus ởtrẻtừ2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1” nhằm cung cấp dữliệu nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn vềtiếp cận chẩn đoán, điều trịcũng như theo dõi những trường hợp viêm phổi nặng nhiễm adenovirus
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi, adenovirus, polymerase chain reaction, trẻ em
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Sỹ Công, Đào Minh Tuấn (2019), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, một số yếu tố tiên lượng nặng của viêm phổi nhiễm adenovirus tại bệnh viện nhi TƯ, Hà Nội, Đại Học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Mai Thùy, Tạ Anh Tuấn, Đậu Việt Hùng (2018), "Đặc điểm dịch tễ lâm sàng cận lâm sàng của viêm phổi nặng nhiễm adenovirus tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Nhi TƯ", Tạp chí Y học Việt Nam, 497(2), 170-73.
3. Phùng Thị Bích Thủy (2018), "Xác định tỷ lệ nhiễm adenovirus bằng kỹ thuật Realtime PCR và một số đặc điểm dịch tễ ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương", Tạp chí nghiên cứu y học, 115(6), 73-79.
4. Trần Thị Thủy, Đào Minh Tuấn, Phạm Thu Hiền (2018), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi có nhiễm adenovirus ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017-2018", Tạp chí Y học Việt Nam, 471(1), 125-29.