Đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ trong vụ dịch bạch hầu tại huyện K’Bang tỉnh Gia Lai.
Tác giả: Phạm Văn Doanh, Phạm Thọ Dược, Vũ Ngọc Long, Đỗ Thị Hồng Hiên, Nguyễn Quang Vinh, Ngô Thị Tú Thủy, Ra Lan Tố Hoa, Lý Thị Thùy Trang, Hà Thị Ninh, Tony Mouths.
Tóm tắt:
Từ năm 2004, trên địa bàn tỉnh Gia Lai không xuất hiện bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, đến năm 2013 xuất hiện nhiều ca bạch hầu và gia tăng theo từng tháng đến tháng 7/2014. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ các ca bệnh bạch hầu tại huyện K’bang, từ tháng 10/2013 đến tháng 7/2014. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp hồi cứu số liệu tại bệnh viện. Kết quả: Từ 10/2013-7/2014, đã có 108 ca bạch hầu, 2 ca tử vong tại huyện K’bang từ tháng 10/2013 đến tháng 7/2014. Có 7/16 ca được xét nghiệm dương tính với Corynebacterium diphtheria. Trong 108 ca, 73% ca bệnh từ 1-15 tuổi, không ca bệnh nào dưới 1 tuổi; 84% là dân tộc Bana; 93% từ gia đình làm nông (p<0,05); 81% thuộc hộ nghèo (p<0,05); 69% người chăm sóc mù chữ (p<0,05). Trong khi đó, tỉ lệ người Bana trên địa bàn huyện chỉ chiếm 39%, 85% gia đình làm nông, 30% hộ nghèo, 5% mù chữ. Điều tra cho thấy 87% ca bệnh không tiêm hoặc không tiêm đủ 3 liều vắc xin DPT. Dịch xẩy ra 13/14 xã của huyện, nhưng số ca bệnh ghi nhận nhiều nhất tại xã Daksmar (39%) nơi mà tỉ lệ tiêm chủng DPT-3 được ghị nhận là thấp nhất, <50% (2006-2007) và <76% (2010-2014). Kết luận: Dịch bạch hầu xẩy ra tại huyện K’bang, chủ yếu trẻ từ 1-15 tuổi, có tỉ lệ tiêm chủng 3 liều DPT thấp. Tập trung vào hộ gia đình nghèo, tỉ lệ mù chữ cao, người dân tộc thiểu số. Cần nâng cao tỉ lệ tiêm chủng, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin DT, dT hoặc Tdap cho trẻ 1-15 tuổi tại 13 xã ghi nhận có ca bệnh bạch hầu, chú trọng đặc biệt cho nhóm người nghèo và dân tộc thiểu số.
MÃ TÀI LIỆU
|
Y HỌC DỰ PHÒNG |
Giá :
|
10.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|