Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ đột quỵ của nhồi máu não cấp ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ đột quỵ của nhồi máu não cấp ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim.Rung nhĩ là một rối loạn nhịp thường gặp và có tỷ lệ mắc tăng lên theo tuổi [1] với tần suất khoảng 1% ở người trưởng thành và tăng tới 9% ở những bệnh nhân trên 80 tuổi [2]. Gánh nặng bệnh tật liên quan đến rung nhĩ bao gồm các lần nhập viện do rối loạn huyết động, biến cố tắc mạch, suy tim, đột quỵ và tử vong [3]. Bệnh thường xuất hiện khi có bất thường về cấu trúc hoặc điện sinh lý của cơ nhĩ gây ra các xung động và/hoặc đường dẫn truyền bất thường [4], được đặc trưng bởi sự khử cực nhanh và không đều của tâm nhĩ cùng vớikhông xuất hiện sóng P trên điện tâm đồ, do đó thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và gia tăng nguy cơ đột quỵ [5]. Tỷ lệ này được ghi nhận xuất hiện trên các bệnh nhân rung nhĩ là 7,04% tại Trung Quốc [6],[7]; Đài Loan 4,9% [8],Nhật Bản 13,3/1.000 dân [9].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2019.00347

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Nguy cơ đột quỵ hàng năm ở bệnh nhân rung nhĩtừ các nghiên cứu dựa vào cộng đồng trên thế giới là 1,09% [10]. Nghiên cứu Framingham đã chứng minh tỷ lệ xuất hiện đột quỵ tổng thể tăng lên gấp 5 lần trên những bệnh nhân có rung nhĩ [11]. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có những thống kê hệ thống trên cả nước, tuy nhiên qua một số nghiên cứu báo cáo, tầnsuất xuất hiện rung nhĩ ở bệnh nhân đột quỵ não là khoảng 5%/năm (Phạm Quốc Khánh-2010) [12] lên tới 17,3% (Nguyễn Đức Long-2014) [13]. Rung nhĩ làm hình thành các huyết khối trong buồng nhĩ, thường là khởi phát từ tiểu nhĩ trái [1], do đó bắt buộc phải điều trị dự phòng. Đối với rung nhĩ do bệnh van tim (van tim nhân tạo, phẫu thuật sửa van, hẹp van hai lá mức độ vừa đến nặng) – thuốc được chỉ định là kháng vitamin K với INR (International Normalised Ratio) cần đạt là 2,0 đến 3,0 [9]. Đối với rung nhĩ không do bệnh van tim, chiến lược dự phòng huyết khối dựa trên hệ thống phân tầng nguy cơ đột quỵ bằng thang điểm Cha2DS2-VASc và thuốc được chỉ định có thêm các kháng đông đường uống (NOACs-New oral anticoagulants) [14].2

Trong khi nhồi máu não do rung nhĩ ở bệnh nhân mắc bệnh van tim đã được mô tả rõ ràng, còn nhiều câu hỏi cần làm sáng tỏ về nhồi máu não có rung nhĩ không do bệnh van tim. Trong một số mô hình tiên lượng đột quỵ, yếu tố dự báo thường xuất hiện thêm rung nhĩ như một nguy cơ quan trọng bên cạnh điểm đột quỵ NIHSS (National Institutes of Health Stroke Scale) [15]. Một nghiên cứu đoàn hệ kéo dài trong 23 năm trên 129 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim của Antonio Arauz và cộng sự tại Mexico đã cho thấy tỷ lệ tái phát và tử vong cao với đột quỵ thiếu máu não cục bộ trên nền bệnh lý đã có.Mô hình hồi quy Cox ước tính xác suất tử vong cao nhất với 2 yếu tố: thuốc chống đông đường uống được sử dụng và điểm đột quỵ NIHSS trên 12 điểm [16]. Một nghiên cứu đoàn hệ khác tại Keyna trên 77 bệnh nhân rung nhĩ do bệnh van tim và 69 bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim nhằm mô tả tỷ lệ tử vong, nhập viện và nguy cơ tiến triển đột quỵ trong vòng 12 tháng theo dõi cho thấy tỷ lệ cao hơn với các nguy cơ ở nhóm rung nhĩ không do bệnh van tim (nguy cơ tử vong là 15% so với 10%; tỷ lệ nhập viện là 36% so với 34% vàtương đồng ở nguy cơ đột quỵ nhồi máu não (đều bằng 5%) [17]. Bayesian Model Averaging (BMA – Mô hình tiên lượng theo suy luận Bayes) là một trong những phương pháp khá phổ biến đang được áp dụng hiện nay trên thế giới thay thế cho phương pháp “Hồi quy từng bước” (stepwise).

Cơ sở của phương pháp này là việc lựa chọn mô hình tối ưu dựa trên sự tươngtác giữa các nhóm biến quan trọng đồng thời lựa chọn mô hình phù hợp nhấtvới điều kiện và thực tế lâm sàng thay vì chỉ cho ra một mô hình cuối cùng. Việc xây dựng mô hình hồi quy đồng thời với việc phát triển một toán đồ (nomogram) nhằm dự báo nguy cơ tử vong trên nhóm bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ không do bệnh van tim là một hướng đi đang được nhiều tác giả quan tâm bởi sự tiện dụng và tính linh hoạt.3 Xuất phát từ thực tiễn lâm sàng đó, cùng với mong muốn bên cạnh việc khảo sát các đặc điểm chung của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩkhông mắc bệnh van tim cùng với các yếu tố nguy cơ, có thể xây dựng được một mô hình tiên lượng tử vong sau can thiệp bằng suy luận Bayes dựa trên những dữ kiện thu được, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ đột quỵ của nhồi máu não cấp ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim” với ba mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhồi máu não cấp ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim.

2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có rung nhĩ không do bệnh van tim.

3. Xây dựng mô hình tiên lượng tử vong sau 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có rung nhĩ không do bệnh van tim

 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….……1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………….. 4

1.1. Tổng quan rung nhĩ không do bệnh van tim………………………………….. 4

1.1.1. Khái niệm rung nhĩ……………………………………………………………… 4

1.1.2. Phân loại rung nhĩ ………………………………………………………………. 4

1.1.3. Hình thành huyết khối trong rung nhĩ không do bệnh van tim ……. 5

1.2. Đột quỵ nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim… 8

1.2.1. Khái niệm………………………………………………………………………….. 8

1.2.2. Phân loại đột quỵ nhồi máu não…………………………………………….. 9

1.2.3. Yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ. 11

1.2.4. Cơ chế bệnh sinh của đột quỵ nhồi máu não………………………….. 12

1.2.5. Triệu chứng lâm sàng ………………………………………………………… 13

1.2.6. Triệu chứng cận lâm sàng…………………………………………………… 17

1.3. Phân tầng nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van

tim ……………………………………………………………………………………………… 21

1.3.1. Thang điểm ChaDS2………………………………………………………….. 21

1.3.2. Thang điểm Cha2DS2-VASc……………………………………………….. 22

1.3.3. Đánh giá yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não do rung

nhĩ không có bệnh van tim ………………………………………………………….. 23

1.4. Các mô hình tiên lượng yếu tố nguy cơ của rung nhĩ không do bệnh van

tim ……………………………………………………………………………………………… 231.4.1. Các nghiên cứu về tiên lượng liên quan đến đột quỵ và/hoặc

kèm/không kèm rung nhĩ tại một số bệnh viện trong cả nước……………. 23

1.4.2. Mô hình tiên lượng theo phương pháp Bayes BMA (Bayesian Model

Averaging) và một số nghiên cứu ban đầu tại Việt Nam ………………….. 27

1.5. Các nghiên cứu có liên quan …………………………………………………….. 29

1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới…………………………………………………….. 29

1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………. 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….. 40

2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 40

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu………………………………… 40

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu…………………………….. 40

2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu………………………………… 40

2.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….. 41

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………… 41

2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu…………………………………………………………. 41

2.3.3. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………. 43

2.3.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu………………………………………. 44

2.3.5. Máy móc sử dụng trong nghiên cứu …………………………………….. 45

2.3.6. Tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu…………………………………… 46

2.3.7. Các bước tiến hành nghiên cứu……………………………………………. 49

2.4. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………… 50

2.5. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………… 51

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 523.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ………………………………… 52

3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu ………………. 53

3.3. Yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não cấp ở bệnh nhân nghiên cứu

………………………………………………………………………………………………….. 61

3.4. Mô hình tiên lượng tử vong sau 30 ngày ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu

não cấp có rung nhĩ không do bệnh van tim………………………………………. 66

Chương 4 BÀN LUẬN ……………………………………………………………………. 75

4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp không do bệnh

van tim có rung nhĩ và không rung nhĩ trong nghiên cứu…………………….. 75

4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng…………………………………………… 79

4.3. Yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở bệnh nhân nghiên cứu……………………. 87

4.4. Mô hình tiên lượng tử vong sau 30 ngày ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu

não cấp có rung nhĩ không do bệnh van tim………………………………………. 93

KẾT LUẬN…………………………………………………………………96

KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lụcDANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ do huyết khối ở các bệnh nhân

rung nhĩ không do bệnh van tim CHA2DS2-VASc…………………………………. 47

Bảng 2.2. Phân loại nguy cơ đột quỵ nhồi máu não theo CHA2DS2-VASc… 47

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu (n=289) ……………….. 52

Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng của bệnh nhân nghiên cứu *……………………. 53

Bảng 3.4. Điểm hôn mê Glasgow ……………………………………………………….. 54

Bảng 3.5. Điểm đánh giá đột quỵ NIHSS thời điểm nhập viện ………………… 54

Bảng 3.6. Đặc điểm thời gian khởi phát đến lúc được can thiệp ………………. 55

Bảng 3.7. Phương pháp can thiệp của bệnh nhân nghiên cứu ………………….. 56

Bảng 3.9. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ………………………………………………. 57

Bảng 3.10. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ …………………………………………… 58

Bảng 3.11. Đặc điểm hình ảnh siêu âm tim ………………………………………….. 59

Bảng 3.12. Chỉ số công thức máu, đông chảy máu trước can thiệp…………… 59

Bảng 3.13. Chỉ số sinh hóa máu trước can thiệp……………………………………. 60

Bảng 3.14. Liên quan giữa tiền sử bệnh và đột quỵ ……………………………….. 61

Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi và giới với đột quỵ……………………………….. 62

Bảng 3.16. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh kèm theo và đột quỵ………… 62

Bảng 3.17. Liên quan giữa mức độ tuân thủ điều trị và đột quỵ……………….. 63

Bảng 3.18. Liên quan giữa thời gian được can thiệp và đột quỵ ………………. 63

Bảng 3.19. Liên quan giữa phương pháp can thiệp và đột quỵ…………………. 63

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa rung nhĩ và tiền sử đột quỵ……………………… 64

Bảng 3.21. Điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ do huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ

không do bệnh van tim Cha2DS2-VASc……………………………………………….. 64

Bảng 3.22. Phân loại nguy cơ theo điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ do huyết

khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim #………………………………. 66

Bảng 3.23. Kết cục điêu trị của bệnh nhân nghiên cứu …………………………… 66DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thời gian trung bình từ khi khởi phát đến khi được can thiệp của

nhóm nghiên cứu và nhóm chứng theo giới………………………………………….. 55

Biểu đồ 3.2. Thời gian TB từ lúc khởi phát đến khi can thiệp………………….. 56

Biểu đồ 3.3. Thời gian và địa điểm khởi phát đột quỵ ……………………………. 61

Biểu đồ 3.4. Phân bố điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ do huyết khối ở bệnh nhân

rung nhĩ không do bệnh van tim Cha2DS2-VASc…………………………………… 65

Biểu đồ 3.5. Liên quan giữa điểm đánh giá nguy cơ đột quỵ do huyết khối ở

bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim Cha2DS2-VASc với giới tính và

khoảng dao động 95%CI của điểm NIHSS vào viện………………………………. 65

Biểu đồ 3.6. Tần suất xuất hiện của các biến tiên lượng trong mô hình …….. 67

Biểu đồ 3.7. Tiên lượng xác suất tử vong theo điểm hôn mê Glasgow ……… 68

Biểu đồ 3.8. Tiên lượng xác suất tử vong theo điểm NIHSS sau 24 giờ…….. 69

Biểu đồ 3.9. Tiên lượng xác suất tử vong theo thời gian được can thiệp……. 70

Biểu đồ 3.10. Nomogram biểu diễn mô hình tiên lượng tử vong sau 30 ngày

sau can thiệp ở tất cả bệnh nhân nghiên cứu…………………………………………. 7

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Bảo Liên (2013). Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ, Tạp chí Y học thực hành, 868(5), tr 72-77.

2. Nguyễn Thị Bảo Liên, Mai Duy Tôn, Nguyễn Đạt Anh, Phạm Quốc Khánh (2015). Đặc điểm hình ảnh học của nhồi máu não có rung nhĩ, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tr 174-175.

3. Nguyễn Thị Bảo Liên, Mai Duy Tôn, Nguyễn Đạt Anh, Phạm Quốc Khánh (2015). Đặc điểm lâm sàng của nhồi máu não có rung nhĩ, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tr 170-173.

4. Nguyễn Thị Bảo Liên, Nguyễn Đạt Anh, Phạm Quốc Khánh (2018). Xây dựng mô hình tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có rung nhĩ không mắc bệnh van tim, Tạp chí Y học Việt Nam, 472 (số chuyên đề), tr 22-

.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2015). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rung nhĩ.

12. Phạm Quốc Khánh (2010). Cập nhật về chẩn đoán và điều trị rung nhĩ, Tạp chí Y học lâm sàng, 59, tr 11-17.

13. Nguyễn Đức Long, Nguyễn Đức Công, Nguyễn Văn Thông (2014). Nghiên cứu rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đột quỵ não bằng Holter điện tim 24 giờ, Tạp chí Y học Việt Nam, 2(2014), tr 23-28.

15. Vĩnh Phương, Trần Văn Huy (2007). Dự báo tiến triển đột quỵ bằng thang điểm NIHSS, Tạp chí Y học Việt Nam, 2, tr 16-22.

43. Trần Chí Cường chủ biên (2016). Chẩn đoán và điều trị bệnh mạchmáu thần kinh – đột quỵ, Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh.

50. Nguyễn Văn Đăng (2006), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

51. Lê Đức Hinh (2009), “Đột quỵ não”, Thần kinh học trong thực hành đa khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.222 – 238.

61. Hoàng Đức Kiệt (2007). Chẩn đoán hình ảnh tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

62. Lê Đức Hinh chủ biên (2007). Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

65. Nguyễn Đạt Anh, Mai Duy Tôn (2016). Điều trị tiêu huyết khối ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

68. Trương Văn Sơn, Cao Phi Phong (2010). Ứng dụng thang điểm đánh giá đột quỵ trong tiên lượng sớm bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp. Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr 310-315.

69. Phan Thanh Hải (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Quân Y 17, Tạp chí Y học Việt Nam, 2010, tr 42-49.

70. Bùi Thúc Quang, Vũ Điện Biên, Phạm Nguyên Sơn (2013). Giá trị dự báo huyết khối tiểu nhĩ trái bằng thang điểm ChaDS2; Cha2DS2- VASc, các thông số siêu âm tim thành ngực ở bệnh nhân rung nhĩ không có bệnh van tim, Tạp chí Y dược học, Trường Đại học Y dược Huế, 11, tr 36-43.

71. Nguyễn Bá Thắng (2015). Khảo sát các yếu tố tiên lượng của nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

72. Đỗ Minh Chi, Cao Phi Phong (2015). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng trên bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ, Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(1), tr 240-246.

73. Đặng Việt Đức, Phạm Thái Giang, Lê Minh Quang (2016). Nghiên cứu mối liên quan và giá trị dự báo nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của thang điểm Cha2DS2-VASc và Cha2DS2-VASc-HS, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 11(1), tr 1-11.74. Nguyễn Huy Ngọc (2018). Xác định các dự báo độc lập của đột quỵ thiếu máu não cục bộ ở người cao tuổi (>75 tuổi), Tạp chí Y học Việt Nam, 463(1), tr 128-134.

75. Nguyễn Văn Tuấn (2018). Phân tích dữ liệu với R, hỏi và đáp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

77. Hà Tấn Đức, Đặng Quang Tâm, Trần Văn Ngọc và cộng sự (2015). Xây dựng mô hình tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nội khoa cấp cứu, Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(1), tr 321-330.

78. Lê Quang Minh (2017). Phân tích một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học giúp tiên lượng bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tính được điều trị bằng liệu pháp tiêu huyết khối Alteplase ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Tạp chí Y học Việt Nam, 454(1), tr 34-39.

86. Đặng Thị Thùy Quyên, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Đức Công (2015).Tỷ lệ điều trị thuốc chống huyết khối theo thang điểm ChaDS2 vàCha2DS2-VASc trên người cao tuổi rung nhĩ không do bệnh lý vantim, Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(1), tr 37-42.

87. Nguyễn Thế Quyền, Nguyễn Văn Trí (2015). Thực trạng sử dụng thuốc chống huyết khối trong dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(1), tr 42-48.

88. Trần Thanh Tuấn, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Trí (2017). Khảo sát ảnh hưởng của hoạt động chức năng cơ bản và chuyên khoa điều trị đến tỷ lệ sử dụng thuốc kháng đông trên 207 bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ không do bệnh van tim tại Bệnh viện Trưng Vương. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), tr 21-27

.89. Trần Thanh Tuấn, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Văn Trí (2017). Tỷ lệ điều trị thuốc kháng đông theo thang điểm Cha2DS2-VASc trên người cao tuổi rung nhĩ không do bệnh lý van tim tại Bệnh viện Trưng Vương. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), tr 34-45.

90. Thái Thị Dịu, Võ Thành Nhân, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên (2017). So sánh tỷ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối ở bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi rung nhĩ không do van tim tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(1), tr 25 –30.

91. Châu Ngọc Hoa, Trần Kim Hoa (2019). Kiến thức, sự tuân thủ điều trị kháng đông đường uống ở bệnh nhân rung nhĩ, Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, 23(2), tr 56-78.

92. Trần Minh Huy, Nguyễn Đình Toàn (2016). Nghiên cứu tiên lượng nhồi máu não cấp bằng thang điểm PLAN tại Bệnh viện Trung ương Huế, Tạp chí Y dược học, Trường Đại học Y dược Huế, 6(4), tr 19-28.

93. Mai Duy Tôn (2012). Đánh giá hiệu quả điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp trong vòng 3 giờ đầu bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch Alteplase liều thấp, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

94. Nguyễn Duy Trinh (2015). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh giá trị của cộng hưởng từ 1,5 Tesla trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não giai đoạn cấp tính, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

95. Đào Việt Phương, Nguyễn Văn Chi (2016). Điều trị kết hợp tiêu huyết khối tĩnh mạch với lấy huyết khối cơ học đường động mạch trong đột quỵ thiếu máu não cấp, Tạp chí Y học Việt Nam, 449(12), tr 81-86.96. Mã Hoa Hùng, Cao Phi Phong (2017). Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết cục của nhồi máu tiểu não, Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(2), tr 114-120.

97. Đào Thị Bích Ngọc (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của chức năng nhận thức sau nhồi máu não và một số yếu tố liên quan, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

98. Trần Quang Thắng (2018). Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não giai đoạn cấp do tắc động mạch não giữa bằng thuốc rtPA đường tĩnh mạch phối hợp với siêu âm dopper xuyên sọ, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

99. Phạm Phước Sung (2019). Kết quả điều trị nhồi máu não trong giai đoạn từ 3 đến 4,5 giờ bằng thuốc tiêu huyết khối Alteplase liều thấp, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

100. Nguyễn Thị Minh Đức, Vũ Anh Nhị (2008). Biểu hiện điện tâm đồ ở bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, Tạp chí Nghiên cứu Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), tr 1-10.

101. Nguyễn Hoàng Ngọc (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hậu quả chức năng của các bệnh nhân nhồi máu não cấp có rung nhĩ không do bệnh van tim, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 9(3), tr 25-33.

105. Nguyễn Văn Tuấn (2015). Y học thực chứng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

106. Lưu Ngọc Hoạt (2017). Thống kê sinh học và nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

109. Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2015). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị suy tim.

110. Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2015). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.

111. Hội Nội tiết đái tháo đường (2018). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

112. Trương Việt Dũng (2014). “Thực hành lâm sàng tốt và đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có đối tượng là con người”. Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

113. Cao Phi Phong, Lê Thị Cẩm Linh (2016). Đánh giá các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học ở bệnh nhân nhồi máu não do căn nguyên mạch máu lớn, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20(1), tr 34-40.

114. Nguyễn Huy Thắng (2012). Điều trị thuốc tiêu sợi huyết rtPA đường tĩnh mạch trên bệnh nhân nhồi máu não cấp trong vòng 3 giờ đầu, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

129. Nguyễn Quang Tuấn (2015), Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

133. Nguyễn Văn Huy (2014). Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân thiều máu não cục bộ cấp tính có rung nhĩ bằng Alteplase đường tĩnh mạch liều 0,6 mg/kg trong vòng 4,5 giờ, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

134. Nguyễn Văn Chương chủ biên (2004). Thực hành lâm sàng thần kinh học tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

135. Châu Ngọc Hoa chủ biên (2012). Điều trị học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh.

136. Chales Warrlow, Graeme J. Hankey, Nguyễn Đạt Anh, Lê Đức Hinh dịch (2015). The Lancet, Tiếp cận xử trí trong thần kinh học, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.