ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, GIẢI PHẪU BỆNH, SIÊU ÂM BỆNH NHÂN U TUYẾN THƯỢNG THẬN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, GIẢI PHẪU BỆNH, SIÊU ÂM BỆNH NHÂN U TUYẾN THƯỢNG THẬN, ĐÃ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2014 – 2015
Lê Thanh Toàn1, Nguyễn Công Luận1, Nguyễn Bùi Ngọc Diệp2, Nguyễn Thị Tô Như Phương3, Nguyễn Thị Vui4
1 Bác sĩ khoa Siêu âm-TDCN, Bệnh viện Chợ rẫy
2 Bác sĩ Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Chợ rẫy
3 Bác sĩ khoa Siêu âm-TDCN, Bệnh viện Chợ rẫy.
4 Điều dưỡng Khoa Siêu âm- TDCN, Bệnh viện Chợ rẫy
Mục tiêu: Nghiên cứu kết quả giải phẫu bệnh(GPB), triệu chứng lâm sàng (LS), hình ảnh siêu âm của bệnh nhân u tuyến thượng thận (TTT) .
Đối tượng-Phương pháp: Hồi cứu – Mô tả hàng loạt ca.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.01864

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0978.770.836


Kết quả: 1/2014 – 6/2015 có 84 bệnh nhân (BN). GPB: u tuyến vỏ thượng thận 34 (40,5%), u sắc bào lành tính 23 (27,4%).
LS: tuổi 40,37 ± 11,57 nữ/nam 2,36 và BN không triệu chứng 57 (67,9%).
Siêu âm: u thượng thận phải/trái tương đương, khối u 50,52 ± 27,19mm, dạng echo hỗn hợp 47,6% echo kém 41,7%, u có vỏ bao giới hạn rõ 91,7%. Siêu âm xác định đúng u TTT 82/84 BN( 97,6%).
Kết luận: Siêu âm có thể xác định đúng u TTT với tỷ lệ cao u tuyến thượng thận, siêu âm

Tuyến  thượng  thận  (TTT)  là  tuyến  nội  tiết  có hai  vùng:  vùng  vỏ  bên  ngoài  (80%  thể  tích),  tiết  ra mineralocorticoid,  androgen,  glucocorticoid.  Vùng  tủy (20% thể tích) tiết epinephrine, norepinephrine.Bệnh lý TTT thường gặp là u TTT. Khối u có thể phát sinh từ vùng vỏ hoặc vùng tủy do đó bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân (BN) không có triệu chứng lâm sàng, một số tác giả gọi là “u tình cờ” vì khi mổ tử thi tình cờ phát hiện khối u TTT. Reinhard (1996) khi nghiên cứu 498 tử thi phát hiện 5% có u TTT.Chẩn đoán u TTT BN cần dựa vào lâm sàng, xét nghiệm các hormone và chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, CT – scan, MRI). Siêu âm ở Việt Nam phát triển nhanh chóng trong 30 năm gần đây, là kỹ thuật đơn giản và phổ biến, không độc hại, không xâm lấn, phát triển rộng khắp, chất lượng hình ảnh ngày càng cao giúp phát hiện u TTT ngày càng nhiều hơn

Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đoàn Hữu Nam, Diệp Bảo Tuấn, Phạm Hùng Cường, Bùi Chí Viết, Phó Đức Mẫn, Nguyễn Bá Trung (2005), “Bướu 
tuyến thượng thận: chẩn đoán và điều trị”, tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản số 4, tr 608-613. 
2. Fassnacht M, Kenn W, Allolio B (2004),” Adrenal tumors: how to establish malignancy ?”, J Endocrinol Invest Apr (4): 387-99. 
3. Hijioka S, Sawaki A, Misuno N, (2011),”Contrast-enhanced endoscopic ultrasonography finding in adrenal metastasis from renal cell carcinoma”, J Med Utrason Apr 38(2): 89-92. 
4. Hoàng Ngọc Linh, Hoàng Văn Thịnh, Trần Minh Lâm, Hứa Thị Ngọc Hà, Trần Minh Thông (2003), “U tủy mỡ thượng thận: báo cáo 5 trường hợp”, tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 4, tr 79-82. 
5. Hoàng Văn Khả, Huỳnh Tấn Trí, Trần Xuân Hòa (2014),”Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt u tuyến thượng thận qua nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định” http// 
6. Lumach F, Borsato S, Tregnachi A, ..(2010), “High risk malignancy in patients with incidentally discovered adrenal masses: accuracy of adrenal imaging and image-guided fine-needle aspiration cytology”, Tumori may- Jum 93(3): 269-74. 
7. Mazzaglia PJ, Monchik JM (2009),”Limited value of adrenal biopsy in the evaluation of adrenal neoplasm: 
adecade of experience”, Arch Surg, May 144(5): 465-70. 
8. Ngô Xuân Thái, Trần Ngọc Sinh, Vũ Lê Chuyên (2007),”Kết quả 2 năm phẫu thuật cắt bướu tuyến thượng thận qua nội soi sau phúc mạc”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 11, tr 224-227. 
9. Nguyễn Thị Bích Đào, Hà Minh Châu (2012),”Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp u sắc bào tủy thượng thận tại bệnh viện Chợ rẫy năm 2005-2010”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, trang 355-361. 
10. Nguyễn Thị Khen, Trần Thanh Tùng, Bùi Thị Hồng Khang (2003), “Bệnh lý tuyến thượng thận ở trẻ em tại Bệnh 
viện Nhi đồng I”, tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 4, tr 65-70. 
11. Ôn Quang Phóng, Trần Bình Giang, Nguyễn Đức Tiến (2015),”Ứng dụng phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị các u 
tuyến thượng thận lành tính”, Tạp chí nghiên cứu y học 95:30, trang 71-79. 
12. Phạm Minh Anh (2010), “Nghiên cứu hình thái học một số u tuyến thượng thận nguyên phát”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, tr 682-688. 
13. Podgorska J, Cieszanowski A, Bednarczuk T (2012), “ Adrenal imaging”, Endokry nol Pol (291): 71-81. 
14. Tiền Thanh Liêm (2007), “Đặc điểm giải phẫu bệnh-lâm sàng u tuyến thượng thận”, Luận văn thạc sĩ Y học, trường đại học Y – Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
15. Witteles RM, Kpalan EL, Roizen MF (2000),”Sensitivity of diagnostic and localization tests for pheochromocytoma 
in clinical practice”, Arch Intern Med Sep 11: 160(16): 2521-4.