Luận văn Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn trong viêm tai giữa ứ dịch.Viêm tai ứ dịch là tình trạng viêm tai giữa nhưng không có các triệu chứng viêm cấp, màng nhĩ không thủng, dịch tai giữa có thể là thanh dịch, dịch nhày, nhày keo, nhày mủ.
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0110 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Trong một vài thập kỷ gần đây, bệnh được các nhà tai mũi họng trên thế’ giới quan tâm và sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau. Có rất nhiều thuật ngữ đã được dùng cho bệnh này như: viêm tai không tạo mủ (Non suppurative media), bệnh tai keo (Glue ear), bệnh xuất tiết tai giữa (Catarrh of the middle ear), bệnh sũng nước hòm nhĩ (Tympanic hydrops), viêm tai thanh dịch (Serious otitis media), viêm tai nhầy (Mucoid otitis media), viêm tai dị ứng (Allergic otitis media), bệnh rối loạn chức năng vòi tai (diseases of eustachian tube dysfunction). Để thống nhất giữa các nhà nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng, cũng như giữa các nhà tai mũi họng ở khắp nơi trên thế’ giới, nhiều hội nghị quốc tế’ đã được tổ chức và tranh luận sôi nổi. Tại diễn đàn y học quốc tế” lần thứ 4 tháng 6/1987 ở Bang Harbour Florida, thuật ngữ viêm tai ứ dịch (Otitis media with effusion) như định nghĩa trên đã được hầu hết các nhà tai mũi họng trên thế’ giới chấp nhận.
Viêm tai ứ dịch ngày càng gặp nhiều ở cả người lớn và trẻ em, bệnh liên quan đến sự suy giảm chức năng vòi nhĩ, nguyên nhân thường do viêm đường hô hấp trên , phì đại VA, khối u vòm mũi họng, hở hàm ếch, chấn thương áp khí, dị ứng… Tỷ lệ mắc bệnh từ 5-20% ở trẻ em.
Viêm tai giữa ứ dịch biểu hiện lâm sàng kín đáo nên dễ bị bỏ qua. Hậu quả là suy giảm sức nghe, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ở trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển tiếng nói, học tập ở trường và hành vi giao tiếp xã hội. Viêm tai giữa ứ dịch có thể gây nên các biến chứng như: túi co kéo màng nhĩ, xẹp nhĩ, xơ nhĩ, viêm tai giữa mãn tính thường, cholesteatoma, phá huỷ hoặc cố định hệ thống xương con. Vì vậy bệnh phải được phát hiên kịp thời và điều trị tích cực để tránh các biến chứng và phục hồi sức nghe.
Dịch của viêm tai giữa ứ dịch có thể có vi khuẩn, điều trị kháng sinh là có hiệu quả và luôn cần trong điều trị nôi khoa. Tại Viên Tai mũi họng Trung ươg, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về viêm tai giữa ứ dịch nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vi khuẩn trong viêm tai giữa ứ dịch. Chúng tôi nhân thấy việc xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh và dùng kháng sinh đúng loại, đủ liều lượng sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Bởi vây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với các mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm tai giữa ứ dịch
2. Tìm hiểu sự hiện diện của vi khuẩn trong viêm tai giữa ứ dịch.
3. Đối chiếu lâm sàng – vi khuẩn để khuyến cáo cho việc điều trị viêm tai giữa ứ dịch.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Sơ lược lịch sử của bênh viêm tai ứ dịch 3
1.2. Đặc điểm chung của bênh viêm tai ứ dịch 4
1.2.1. Tuổi 4
1.2.2. Giới : 5
1.2.3. Chủng tộc: 5
1.2.4. Điều kiên kinh tế xã hội 5
1.2.5. Di truyền 5
1.2.6. Mùa trong năm 5
1.2.7. Chế’ độ nuôi dưỡng 5
1.3. Giải phẫu tai giữa 6
1.3.1. Hòm nhĩ : 6
1.3.2. Vòi nhĩ (Eustachian tube) 8
1.3.3. Xương chũm 16
1.3.4. Vòm họng (họng mũi) 16
1.3.5. Niêm mạc tai giữa : 16
1.4. Sinh lý vòi nhĩ 18
1.4.1. Chức năng thông khí : 18
1.4.2. Chức năng bảo vê 20
1.4.3. Chức năng làm sạch và hoạt động lông chuyển 26
1.5. Vi khuẩn 26
1.5.1. Hemophilus influenzae 27
1.5.2. Phế’ cầu (Streptococcus pneumonie) 28
1.5.3. M. Catarrhalis 29
1.5.4. Liên cầu (Streptococus) 29
1.5.5. Tụ cầu (staphylococcus) 30
1.6. Các bênh ở vùng mũi họng có liên quan 30
1.6.1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: 30
1.6.2. Phì đại VA (Adenoid hypertrophy) 31
1.6.3. Hở hàm ếch (Cleft palate) 31
1.6.4. Khối u vòm mũi họng 31
1.6.5. Chấn thương áp khí 31
1.6.6. Dị ứng 31
1.6.7. Những nguyên nhân khác 31
1.7. Lâm sàng, chẩn đoán và điều trị 32
1.7.1. Lâm sàng 32
1.7.2. Triệu chứng cận lâm sàng 34
1.7.3. Chẩn đoán 38
1.7.4. Điều trị 39
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 42
2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu 42
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 42
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 42
2.1.4. Cỡ mẫu 42
2.1.5. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 42
2.1.6. Tiêu chuẩn loại trừ 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1. Nghiên cứu lâm sàng: 43
2.2.2. Nghiên cứu vi khuẩn 46
2.3. Phương tiện nghiên cứu 46
2.4. Nhập và xử lý số liệu: trên chương trình Epi-Info 6.0 49
CHƯƠNG 3: KET QUẢ NGHIÊN cứu 50
3.1. Đặc điểm lâm sàng của viêm tai giữa ứ dịch 50
3.1.1. Phân bố của bệnh theo tuổi 50
3.1.2. Phân bố của bênh theo giới 51
3.1.3. Tần suất mắc một tai, hai tai 51
3.1.4. Phân bố theo mùa 52
3.1.5. Thời gian đến viên 52
3.1.6. Triệu chứng cơ năng 53
3.2. Nghiên cứu vi khuẩn trong VTGƯD 57
3.2.1. Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn trong dịch tai của nhóm bệnh 57
3.2.2. Tỷ lệ phân lập theo từng loại vi khuẩn 58
3.2.3. Tỷ lệ phân lập được từng loại VK theo tuổi 58
3.2.4. Tỷ lệ phân lập được từng loại VK theo giới của nhóm bệnh 59
3.2.5. Liên quan của vi khuẩn đến tính chất mủ tai 60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 61
4.1. Đặc điểm lâm sàng của viêm tai ứ dịch 61
4.1.1. Tuổi 61
4.1.2. Giới 63
4.1.3. Tần suất mắc 1 bên, 2 bên 63
4.1.4. Mối liên quan của viêm tai giữa ứ dịch với mùa 64
4.1.5. Thời gian đến viện 66
4.1.6. Triệu chứng cơ năng 67
4.1.7. Triệu chứng thực thể soi tai 68
4.1.8. Triệu chứng cận lâm sàng 70
4.1.9. Dịch tai giữa 72
4.1.10. Các bệnh liên quan đến viêm tai giữa ứ dịch 73
4.2. Nghiên cứu vi khuẩn trong viêm tai giữa ứ dịch 76
4.3. Đối chiếu lâm sàng và vi khuẩn trong VTGƯD 79
KẾT LUẬN 81
BÊNH ÁN MẪU 90
CÁC CHỮ YIẾT TẮT