ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI ĐẠI TRÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THEO ROME IV

ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI ĐẠI TRÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THEO ROME IV
Trần Thị Khánh Tường1, Trần Phạm Phương Thư1
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi đại trực tràng, mô bệnh học (nếu có) trên nhóm bệnh nhân có và không có triệu chứng báo động theo ROME IV và xác định một số yếu tố nguy cơ trên nhóm bệnh nhân có tổn thương u tân sinh nguy cơ cao. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, ghi nhận triệu chứng lâm sàng và kết quả nội soi đại trực tràng của những bệnh nhân ≥ 18 tuổi đã được nội soi và có triệu chứng của HCRKT theo ROME IV. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 265 ca được nội soi đến manh trành, có 163 trường hợp (61,5%) có triệu chứng của HCRKT theo ROME IV. Kết quả nội soi đại trực tràng ghi nhận: 41,72% bệnh nhân không có tổn thương và 95 trường hợp có tổn thương (33,74% viêm/loét, 9,82% polyp tuyến và 3,68% trường hợp ung thư đại trực tràng). Trong nhóm bệnh nhân không có triệu chứng báo động, tỷ lệ tổn thương sau nội soi đại tràng thấp và không ghi nhận u tân sinh nguy cơ cao. Mô hình dự đoán nguy cơ tổn thương u tân sinh nguy cơ cao là gồm: (1) tuổi, tiêu máu và sụt cân (OR: 1,07, 10,47 và 7,74); (2) tiêu máu, sụt cân và điểm Asian – Pacific Colorectal Screening (OR: 7,47, 1,41 và 2). Kết luận: Trong nhóm bệnh nhân không có triệu chứng báo động, đa số không có tổn thương hoặc không có tổn thương u tân sinh nguy cơ cao. Tỷ lệ u tân sinh nguy cơ cao trong nhóm bệnh nhân HCRKT chiếm tỷ lệ thấp, nhưng tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng báo động và điểm APCS cao. Vì vậy, trước chẩn đoán HCRKT cần chú ý loại trừ những yếu tố nguy cơ này.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00999

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn  chức  năng  đường  tiêu  hoá  chiếm  tỷ  lệ 11,2% theo nghiên cứu đa trung tâm của tác giả Lovell năm 2012  [7]. Những năm gần đây, tiêu chuẩn ROME thường được áp dụng để chẩn đoán HCRKT,  trong  đó  tiêu  chuẩn  ROME  IV  đã  có những thay đổi so với các tiêu chuẩn trước đây, bao gồm: đau bụng ít nhất 1 lần/tuần trong 3 tháng,mở rộng các triệu chứng báo động để dự đoán các tổn thương thực thể đường tiêu hoá. Patel và cộng sự năm 2015 ghi nhận tỷ lệ tổn thương  thực  thể  đường  tiêu  hoá  trên  những bệnh  nhân  có  triệu  chứng  của  hội  chứng  ruột kích thích theo tiêu chuẩn ROME III kèm triệu chứng báo động là 27,7% cao hơn so với nhóm không có triệu chứng báo động và tỷ lệ ung thư đại  trực  tràng  trong  nghiên  cứu  là  2,7% [6]. Ngoài  ra,  thangđiểm  Asian  Pacific  Colorectal Scoring (APCS) được xây dựng dựa trên tuổi, giới tính, tiền căn gia đình và hút thuốc lá để tầm soát  ung  thư  sớm  đường  tiêu  hoá  được  Đồng thuận Châu Á Thái Bình Dương khuyến cáo năm 2016 [4].Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào áp dụng tiêu  chuẩn  ROME  IV,  cũng  như  phối  hợp  tiêu chuẩn ROME IV với thang điểm APCS trong chẩn đoán HCRKT. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu sau