Đặc điểm sinh học và tình hình kháng thuốc ARV ở trẻ em nhiễm HIV ở thời điểm bắt đầu điều trị

Đặc điểm sinh học và tình hình kháng thuốc ARV ở trẻ em nhiễm HIV ở thời điểm bắt đầu điều trị tại hai bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
Tóm tắt:
Rào cản lớn nhất trong điều trị nhiễm HIV/AIDS bằng anti-retrovirus (ARV) là vấn đề kháng thuốc. Đã có rất nhiều nghiên cứu về kháng thuốc chủ yếu trên người lớn nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam. Nghiên cứu có mục tiêu khảo sát một số đặc điểm sinh học và tình trạng HIV kháng thuốc trên 136 bệnh nhi trước khi bắt đầu điều trị ARV phác đồ bậc 1 ở 2 bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy chỉ có 4,41% trẻ sinh ra từ mẹ có tham gia chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC), 8,09 % trẻ đã được dùng ARV trong chương trình PLTMC. Tại thời điểm bắt đầu điều trị bằng ARV có 34.55 % trẻ ở giai đoạn lâm sàng III – IV; 52% trẻ có số lượng tế bào Lympho T CD4 (LT CD4)<15%. Có 17,65% trẻ mắc lao, 5,15 % (7/136) trẻ nhiễm virút viêm gan B (HBsAg dương tính), 3,68% (5/136) có anti-HCV duơng tính và 2,20% (3/136) nhiễm Cryptococcus. 100% trẻ có có tải lượng HIV/huyết tương >3log bản sao/ml trong đó 81,62% >5log bản sao/ml trong đó đã phát hiện 5,15% (7/136) bệnh nhi mang chủng HIV có ít nhất 1 đột biến liên quan đến tính kháng thuốc với 1,47% (2/136) kháng Zidovudin, Stavudin thuộc nhóm NRTIs, 0,74% (1/136) kháng Nevirapin thuộc nhóm NNRTIs, và 2,94% (4/136) có đột biến kháng Nelfinavir thuộc nhóm PIs

MÃ TÀI LIỆU

Y HỌC DỰ PHÒNG

Giá :

10.000đ

Liên Hệ

0915.558.890