Đánh giá Hiệu quả của thay huyết tương và lọc máu liên tục trong điều trị tổn thương gan ở bệnh nhân ngộ độc cấp

Luận văn Đánh giá Hiệu quả của thay huyết tương và lọc máu liên tục trong điều trị tổn thương gan ở bệnh nhân ngộ độc cấp. Theo các số liêu của Y tế ở nước ta, tỉ lê bênh nhân ngô độc cấp không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, trong đó có những vụ ngộ độc hàng loạt đã và đang là gánh nặng và là thử thách đối với ngành y nói chung và chuyên ngành Hồi sức Cấp cứu và Chống độc nói riêng.

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0179

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo Niên giám thống kê của bộ Y Tế” năm 2000 trang 158: Có gần 80 ca ngộ độc/1000 dân tức là có 64000 ca ngộ độc/80 triệu dân 1 năm. Tỷ lê tử vong do ngộ độc rất cao: Theo thống kê của vụ điều trị- Bộ Y Tế, tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp là 10 – 12 %. Có tới 15 trường hợp tử vong do ngộ độc/1 triệu dân trong 1 năm tức là mỗi năm có tới hơn 1000 dân Việt Nam tử vong do NĐC, trong đó tử vong 128 trường hợp chiếm 2,34% [3]. Theo thống kê của TTCĐ Bạch Mai năm 2005 có 1615 ca ngộ độc, đến năm 2006 có 1800 ca. Tuy tỷ lệ ngộ độc cấp so với số bệnh nhân chung không cao, nhưng nó chiếm tỷ lệ tử vong cao nếu công tác chẩn đoán điều trị và hồi sức không tốt [8], [11].

Tổn thương gan trong ngộ độc cấp là yếu tố tiên lượng nặng, tử vong rất cao do ngày càng có nhiều độc chất phức tạp như: nấm độc, thuốc trừ cỏ, thuốc tẩy trùng, paracetamol, thuốc đông y, kim loại nặng…vv

Ở Mỹ hàng năm có khoảng 2300 – 2800 BN bị tổn thương gan cấp và năm 2005 có 6% BN tử vong vì bệnh gan, 7% trong số các BN ghép gan [45].

Song song với sự phát triển của nền y học hiện đại, các biện pháp điều trị hỗ trợ và thải trừ độc chất cũng như dùng chất đối kháng đặc hiệu đã làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do ngộ độc cấp. Tuy nhiên việc điều trị còn không ít những khó khăn do nhiều loại độc chất chưa có chất kháng độc đặc hiệu, các biện pháp thải trừ độc chất không áp dụng được trong nhiều trường hợp do chống chỉ định, bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế’ muộn. Đặc biệt các ngộ độc nặng có tổn thương gan thường gây toan chuyển hoá, suy đa tạng, rối loạn cân bằng nôi môi rất trầm trọng, rất khó điều trị bằng các phương pháp nôi khoa thông thường. Để điều trị những trường hợp này, tránh dẫn đến suy đa phủ tạng, các nước phát triển ứng dụng biên pháp lọc máu hấp phụ phân tử (hemoperfusion hay MARS – molecular adsorbent recirculating system) [14]. Biên pháp này không những có khả năng loại trừ đôc chất ra khỏi cơ thể mà còn có tác dụng điều chỉnh lại cân bằng nôi môi, hỗ trợ đa tạng. Tuy nhiên, biên pháp này giá thành rất đắt và đòi hỏi kỹ thuật tương đối phức tạp, vì vậy việc sử dụng biên pháp thay huyết tương (PEX) và lọc máu tĩnh mạch- tĩnh mạch liên tục (CVVH) hai biện pháp này cũng có vai trò trong việc tạo lập cân bằng nôi môi và loại bỏ chất đôc ra khỏi cơ thể mà giá thành rẻ hơn rất nhiều so với biện pháp hấp phụ phân tử (hemoperfusion) và cũng đã được áp dụng thành công cứu sống nhiều ca ngô đôc nặng tại TTCĐ Bệnh Viện Bạch Mai nên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm những mục tiêu như sau:

Mục tiêu nghiên cứu:

1.      Đánh giá hiệu quả thay huyết tương (PEX) và lọc máu tĩnh mạch- tĩnh mạch liên tục (CVVH) trong điều trị tổn thương gan ở bệnh nhân ngộ độc cấp.

2.      Nhận xét một số biến chứng của thay huyết tương và lọc máu tĩnh mạch- tĩnh mạch liên tục khi áp dụng cho bệnh nhân ngộ độc cấp có tổn thương gan.