Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả phẫu thuật treo cơ trán sử dụng cân cơ đùi tự thân lấy bằng dụng cụ tước cân điều trị sụp mi bẩm sinh.Sụp mi bẩm sinh là bệnh mắt thường gặp ở trẻ em. Hu năm 1987 tiến hành nghiên cứu trên 7 triệu người ở Trung Quốc cho thấy tỉ lệ sụp mi bẩm sinh là 0,18% [1]. Sụp mi bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đến tâm lý và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến chức năng thị giác. Nghiên cứu của Hornbass và cộng sự cho thấy 19% bệnh nhân sụp mi bẩm sinh bị nhược thị[2].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2017.00069 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Điều trị sụp mi bẩm sinh chủ yếu bằng phẫu thuật. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị sụp mi tùy thuộc vào mức độ sụp mi, chức năng cơ nâng mi, điều kiện cơ sở vật chất và trình độ, thói quen của từng phẫu thuật viên. Những phương pháp phẫu thuật được các tác giả đề cập đến nhiều nhất là cắt ngắn sụn mi-kết mạc-cơ Muller (Fasanella-Sevat), rút ngắn cơ nâng mi, treo mi trên vào cơ trán [3-6]. Những trường hợp sụp mi nhẹ và vừa có chức năng cơ nâng mi còn tốt thì cắt ngắn sụn mi-kết mạc-cơ Muller hoặc rút ngắn cơ nâng mi là lựa chọn đầu tiên. Treo mi trên vào cơ trán là một phương pháp được áp dụng để điều trị các trường hợp sụp mi nặng khi chức năng cơ nâng mi kém. Trong phương pháp này các tác giả trên thế giới đã dùng nhiều loại vật liệu khác nhau: các loại chỉ không tiêu, cân cơ đùi bảo quản, cân cơ đùi tự thân, cân cơ thái dương, dây silicon…[6-13]. Trong các nguyên liệu được sử dụng đó cân cơ đùi tự thân từ lâu được cho là sự lựa chọn hàng đầu. Năm 2001, Wasserman so sánh các vật liệu sử dụng trong phẫu thuật treo cơ trán và cho thấy rằng sử dụng cân cơ đùi tự thân để treo mi trên vào cơ trán cho kết quả rất tốt về chức năng cũng như thẩm mỹ, ít để lại các biến chứng (sụp mi tái phát, viêm nhiễm, đào thải vật liệu, u hạt) như sử dụng các vật liệu khác. Tuy nhiên việc lấy cân cơ đùi đủ dài cho phẫu thuật treo cơ trán để lại hậu quả sẹo đùi dài và xấu ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của bệnh nhân [14].Việc sử dụng dụng cụ tước cơ của Crawford với đường rạch nhỏ khoảng 2cm được cho là phương pháp tốt nhất để lấy cân cơ đùi với độ dài cân lấy được tối ưu từ 12-20 cm [6, 15-17].
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu điều trị sụp mi bẩm sinh bằng phẫu thuật treo cơ trán sử dụng các loại vật liệu khác nhau từ các loại vật liệu tổng hợp đến cân cơ đùi tự thân [18-22]. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc sử dụng dụng cụ tước cân của Crawford đề lấy cân cơ đùi. Từ nhu cầu thực tiễn và kết quả của các tác giả trong nước cũng như thế giới chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả phẫu thuật treo cơ trán sử dụng cân cơ đùi tự thân lấy bằng dụng cụ tước cân điều trị sụp mi bẩm sinh” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của phương pháp treo mi vào cơ trán, sử dụng cân cơ đùi tự thân lấy bằng dụng cụ tước cân điều trị sụp mi bẩm sinh.
2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và ưu nhược điểm của kỹ thuật lấy cân cơ đùi bằng dụng cụ tước cơ.
MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả phẫu thuật treo cơ trán sử dụng cân cơ đùi tự thân lấy bằng dụng cụ tước cân điều trị sụp mi bẩm sinh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỌC CÁC CƠ THAM GIA VÀO ĐỘNG TÁC NÂNG MI 3
1.1.1. Cơ nâng mi trên 3
1.1.2. Cơ trán 4
1.1.3. Cơ Muller 6
1.1.4. Sinh lý và ứng dụng lâm sàng 6
1.2. CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ ỨNG DỤNG CÂN CƠ ĐÙI 6
1.2.1. Cấu tạo giải phẫu 6
1.2.2. Sử dụng cân cơ đùi trong phẫu thuật sụp mi 7
1.2.3. Các phương pháp và dụng cụ lấy cân cơ đùi 8
1.3. BỆNH HỌC SỤP MI BẨM SINH 10
1.3.1. Định nghĩa sụp mi 10
1.3.2. Sụp mi bẩm sinh 10
1.4. PHẪU THUẬT TREO CƠ TRÁN ĐIỀU TRỊ SỤP MI BẨM SINH 17
1.4.1. Lược sử và phương pháp phẫu thuật treo cơ trán 17
1.4.2. Tình hình mổ sụp mi ở Việt Nam 21
1.5. CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP SAU PHẪU THUẬT VÀ XỬ TRÍ 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn cỡ mẫu 25
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 25
2.2.5. Nội dung nghiên cứu 26
2.2.6. Quy trình nghiên cứu 27
2.2.7. Thống kê và xử lý số liệu 32
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 33
3.1.2. Đặc điểm về giới 34
3.1.3. Số mắt bị sụp mi của bệnh nhân 34
3.1.4. Mức độ sụp mi 35
3.1.5. Chức năng cơ nâng mi 35
3.1.6. Đặc điểm mắc bệnh 35
3.1.7. Tiền sử phẫu thuật 36
3.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 37
3.2.1. Đặc điểm cân cơ đùi lấy được 37
3.2.2. Biến chứng trong mổ 39
3.2.3. Kết quả tại mắt 39
3.2.4. Kết quả vùng đùi lấy cân 40
3.2.5. Tình trạng có biến chứng sau phẫu thuật 41
3.2.6. Kết quả phẫu thuật nói chung 42
3.2.7. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả 43
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 47
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân 47
4.1.2. Đặc điểm về giới của bệnh nhân 48
4.1.3. Số mắt bị sụp mi của bệnh nhân 49
4.1.4. Mức độ sụp mi 50
4.1.5. Chức năng cơ nâng mi 50
4.1.6. Đặc điểm mắc bệnh 51
4.1.7. Tiền sử phẫu thuật 51
4.1.8. Đặc điểm cân cơ đùi lấy được 52
4.1.9. Biến chứng trong mổ 53
4.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 54
4.2.1 Kết quả tại mắt 54
4.2.2. Kết quả lấy cân cơ đùi 55
4.2.3. Tình trạng biến chứng sau phẫu thuật. 56
4.2.4. Kết quả phẫu thuật nói chung 59
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 60
KẾT LUẬN 65
KHUYẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đánh giá mức độ sụp mi theo Trần Thiết Sơn 13
Bảng 1.2: Phân độ sụp mi theo MRD1 14
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi 33
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới 34
Bảng 3.3: Số mắt sụp mi bẩm sinh 34
Bảng 3.4: Mức độ sụp mi 35
Bảng 3.5: Phân bố đặc điểm mắc bệnh 35
Bảng 3.6: Tiền sử phẫu thuật sụp mi 36
Bảng 3.7: Độ dài cân đùi lấy được 37
Bảng 3.8: Tình trạng cân đùi lấy được theo nhóm tuổi 38
Bảng 3.9: Biến chứng gặp trong mổ 39
Bảng 3.10: Kết quả mức độ cải thiện sụp mi qua thời gian theo dõi 39
Bảng 3.11: Kết quả thẩm mỹ vùng mắt qua thời gian theo dõi 40
Bảng 3.12: Sự hình thành sẹo đùi qua thời gian theo dõi 40
Bảng 3.13: Các biến chứng sau mổ 41
Bảng 3.14: Kết quả phẫu thuật chung qua thời gian theo dõi 42
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của tuổi bệnh nhân tới kết quả điều trị 43
Bảng 3.16: Mối liên quan của mức độ sụp mi đến kết quả phẫu thuật 44
Bảng 3.17: Liên quan chức năng cơ nâng mi trên với kết quả phẫu thuật 44
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa đặc điểm sụp mi và kết quả điều trị 45
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của tiền sử phẫu thuật và kết quả 45
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa số mắt sụp mi và kết quả thẩm mỹ 46
Bảng 4.1. Tỷ lệ sụp mi một mắt và hai mắt trong các nghiên cứu trước đó 49
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ nâng mi 3
Hình 1.2. Giải phẫu mi trên và mi dưới 4
Hình 1.3. Cơ trán 5
Hình 1.4. Cơ Muller 6
Hình 1.5. Dải chậu chày và các cơ vùng đùi ngoài 7
Hình 1.6. Các kiểu dụng cụ tước cân cơ 9
Hình 1.7. Đánh giá mức độ sụp mi và MRD1 14
Hình 1.8. Lựa chọn phương pháp PT dựa vào chức năng CNM 18
Hình 1.9. Treo hình thang 19
Hình 1.10. Treo hình tam giác kép 20
Hình 1.11. Treo hình ngũ giác 20
Hình 2.1. Crawford Fascia Stripper 25
Hình 2.2. Kim Wright 26
Hình 2.3. Bộ dụng cụ phẫu thuật 26
Hình 2.4. Đánh giá mức độ sụp mi 27
Hình 2.5. Đánh giá chức năng cơ nâng mi 28
Hình 2.6. Rạch da 1,5-2cm vùng đùi dưới ngoài 29
Hình 2.7. Bóc tách lấy dải cân 29
Hình 2.8. Đặt luồn dụng cụ lấy cân 29
Hình 2.9. Cắt lất dải cân dài12-15cm 29
Hình 2.10. Làm sạch dải cân 29
Hình 2.11. Chẻ nhỏ dải cân 29
Hình 2.12. Khâu đóng vết mổ 29
Hình 2.13. Đánh dấu và rạch da mi 29
Hình 2.14. Luồn kim Wright qua sụn mi 30
Hình 2.15. Đặt dải cân bằng kim Wright 30
Hình 2.16. Luồn các dải cân 30
Hình 2.17. Treo đính các dải cân vào cơ trán 30
Hình 2.18. Kéo và buộc chặt cácdải cân 30
Hình 2.19. Cố định hai đầu dải cân vào cơ trán 30
Hình 2.20. Vùi đầu cân và khâu đóng da 30