Đánh giá hiệu quả sử dụng kính tiếp xúc trên bệnh nhân loạn thị không đều do vết thương xuyên nhãn cầu

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả sử dụng kính tiếp xúc trên bệnh nhân loạn thị không đều do vết thương xuyên nhãn cầu.Chấn thương mắt nói chung và vết thương xuyên nhãn cầu (VTXNC)nói riêng là một cấp cứu trong nhãn khoa.Theo nhiều nghiên cứu, trong VTXNC cầuthì rách giác mạclà triệu chứng thường gặp nhất (60-80%)rồi đến rách củng – giác mạc, kết mạc,…[2-4].Dù được xử trí cấp cứu tốt và sớm thì VTXNC cũng để lại nhiều di chứng cho bệnh nhân: giảm thị lực, tăng nhãn áp,…[5-10]. Phần lớn bệnh nhân bị vết thương xuyên nhãn cầu ở lứa tuổi từ 18-60 và chủ yếu là nam giới[4, 10-12]. Đó là lực lượng lao động chính của xã hội và gia đình, do đó gây ra sự giảm sút về kinh tế, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00084

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Với những vết thương rách giác mạc sau khi được điều trị hồi phục hoàn toàn vẫn sẽ làm suy giảm thị lực theo nhiều mức độ cho bệnh nhân. Sự suy giảm này chủ yếu là do việc hình thành sẹo giác mạc tạo nên diện che trước tầm nhìn (sẹo giác mạc trung tâm) và hình thành loạn thị giác mạc không đều. Loạn thị giác mạc không đều do sẹo gây co kéo làm cho bán kính cong giác mạc tại các trục là không còn đồng đều.Loạn thị giác mạc không đều không thể giải quyết triệt để bằng kính gọng, dù được chỉnh kính gọng tốt thì kết quả cải thiện thị lực cũng không đáng kể và không đem lại chất lượng cuộc sống tốt cho bệnh nhân[13, 14].
Kính tiếp xúc (KTX) là một trong những phương pháp có thể điều chỉnh loạn thị không đều đem lại hiệu quả rất tốt về sựcải thiện thị lực cho bệnh nhân[15-17]. Nhưng trước đây, các bác sĩ mắt cũng như bệnh nhân vẫn cho rằng ở nước ta việc đeo KTX là không an toàn do điều kiện khí hậu nóng ẩm, môi trường nhiều khói bụi, ý thức của bệnh nhân chưa cao. Hơn nữa giá thành của KTX là cao so với thu nhập của người dân nên có rất ít người quan tâm đến vấn đề đeo KTX. Ngày nay, với sự phát triển và ra đời của những thế hệ KTXmới tốt hơn, giá thành rẻ hơn cũng như việc người dân đã có hiểu biết nhiều hơn trong lĩnh vực y tế nên tỉ lệ người dân đeo KTX đã tăng cao (đặc biệt là lứa tuổi học sinh và những người làm công việc cần có nhu cầu cao về hình thức). Do đó việc sử dụng KTX để điều chỉnh loạn thị không đều cho bệnh nhân có sẹo giác mạc do chấn thương đã trở nên khả thi và thiết thực hơn.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng KTX để chỉnh loạn thị cho những bệnh nhân sẹo giác mạc do chấn thương và có kết quả rất khả quan, đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người bệnh.Nhưng ở Việt Nam chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu cũng như nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề này.
Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả sử dụng kính tiếp xúc trên bệnh nhân loạn thị không đều do vết thương xuyên nhãn cầu”nhằm hai mục tiêu sau:

1. Đánh giá hiệu quả điều chỉnh loạn thị bằng KTX trên bệnh nhân sẹo giác mạc do VTXNC tại Bệnh viện mắt trung ương trong 3 năm (2012-2014).
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến việc đeo KTX trên những bệnh nhân có sẹo giác mạc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá hiệu quả sử dụng kính tiếp xúc trên bệnh nhân loạn thị không đều do vết thương xuyên nhãn cầu3. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Quốc Anh (2002), “Tình hình chấn thương mắt (1996-2000)”, Tình hình chấn thương mắt (1996-2000), 6, tr. 45-49.
4. Hoàng Thị Phúc, Đinh Tuấn Vinh (2003), Nhận xét tình hình vết thương xuyên nhãn cầu tại khoa Chấn thương bệnh viện Mắt Trung ương năm 2003, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Nhãn khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Đỗ Như Hơn (2002), Chuyên đề chấn thương mắt, Vol. 1, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Đợi (2000), “Tình hình chấn thương mắt ở trẻ em”, Nội san nhãn khoa 3, tr. 44-48.
18. Phan Dẫn (2002), Giác mạc sinh lý và ứng dụng trong phẫu thuật, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19. Đỗ Như Hơn (2013), Nhãn khoa tập 1, Nhãn khoa, Đỗ Như Hơn, ed, Vol. 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
21. Lê Anh Triết, Lê Thị Kim Châu (1997), Quang học lâm sàng và khúc xạ mắt, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
22. Phan Dẫn (2004), Nhãn khoa giản yếu, Nhãn khoa giản yếu, Phan Dẫn, ed, Vol. 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Nguyễn Đức Anh (2002), Quang học, khúc xạ và kính tiếp xúc, Giáo trình khoa học cơ sở và lâm sàng 2001-2002, Nhiều tác giả, ed, Vol. 3, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả sử dụng kính tiếp xúc trên bệnh nhân loạn thị không đều do vết thương xuyên nhãn cầu
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:TỔNG QUAN 3
1.1.Biến đổi khúc xạ giác mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu 3
1.1.1. Đặc điểm mô học và quang học của giác mạc 3
1.1.2. Biến đổi khúc xạ giác mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu 7
1.2. Hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc không đều bằng KTX cứng 11
1.2.1. Kính tiếp xúc 12
1.2.2. Hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc không đều bằng KTX cứng 18
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc đeo KTX 20
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Mẫu và cách chọn mẫu 24
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 24
2.2.5. Quy trình nghiên cứu 26
2.2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 30
2.2.7. Các tiêu chí đánh giá kết quả 31
2.3. Quản lý và xử lí số liệu 34
2.4. Sai số và khống chế sai số 34
2.5. Vấn đề đạo đức 34
Chương 3:KẾT QUẢ 35
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 35
3.1.1. Đặc điểm về giới tính 35
3.1.2. Đặc điểm về độ tuổi 36
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp 36
3.1.4. Mắt bị chấn thương 37
3.1.5. Đặc điểm về vị trí và kích thước sẹo giác mạc 38
3.1.6. Đặc điểm về vị trí và hình thái sẹo giác mạc 39
3.1.7. Đặc điểm về vị trí và độ dày sẹo giác mạc 39
3.1.8. Đặc điểm về độ khúc xạ và vị trí sẹo giác mạc 40
3.2. Hiệu quả chỉnh kính 40
3.2.1. Thị lực không chỉnh kính 40
3.2.2. Thị lực với chỉnh kính gọng tốt nhất 41
3.2.3. Thị lực với kính tiếp xúc 42
3.2.4. Thị lực với KTX tại các thời điểm theo dõi 43
3.2.5. Nhận xét mức độ cải thiện thị lực sau đeo kính gọng và KTX 44
3.2.6. Liên quan giữa vị trí sẹo giác mạc và thị lực sau đeo KTX. 45
3.2.7. Liên quan giữa kích thước sẹo giác mạc với mức tăng thị lực sau đeo KTX 46
3.2.8. Liên quan giữa hình thái sẹo giác mạc với thị lực sau đeo KTX 47
3.2.9. Liên quan giữa độ dày của sẹo giác mạc với thị lực sau đeo KTX 48
3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc đeo KTX 49
3.3.1. Tỉ lệ bệnh nhân tiếp tục KTX sau thời gian nghiên cứu 49
3.3.2. Nhận xét một số nguyên nhân bệnh nhân không tiếp tục đeo KTX 49
3.3.3. Tình trạng bệnh lý bề mặt nhãn cầu trên bệnh nhân tại các thời điểm theo dõi 50
3.3.4. Kết quả test Schirmer I tại các thời điểm khám 51
3.3.5. Kết quả test Schirmer II tại các thời điểm khám 52
3.3.6. Kết quả test TBUT tại các thời điểm khám 53
Chương 4:BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 54
4.1.1. Đặc điểm về giới tính 54
4.1.2. Đặc điểm về độ tuổi 54
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp 55
4.1.4. Đặc điểm về vị trí và kích thước sẹo giác mạc 56
4.1.5. Đặc điểm về vị trí và hình thái sẹo giác mạc 57
4.1.6. Đặc điểm về vị trí và độ dày sẹo giác mạc 58
4.1.7. Đặc điểm về chỉ số khúc xạ 58
4.2. Đánh giá hiệu quả chỉnh kính 59
4.2.1. Thị lực không chỉnh kính, với kính gọng và KTX tại thời điểm khám 59
4.2.2. Thị lực với KTX tại các thời điểm theo dõi 61
4.2.3. Nhận xét mức độ cải thiện thị lực sau đeo kính gọng và KTX 62
4.2.4. Nhận xét sự ảnh hưởng của vị trí, kích thước, độ dày, hình thái sẹo giác mạc và mức độ cải thiện thị lực sau đeo KTX 65
4.3. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến việc đeo KTX 69
4.3.1. Đánh giá tình trạng bệnh lý bề mặt nhãn cầu trên bệnh nhân tại các thời điểm theo dõi 69
4.3.2. Đánh giá kết quả test Schirmer I 70
4.3.3. Đánh giá kết quả test Schirmer II 71
4.3.4. Đánh giá kết quả test TBUT 72
4.3.5. Tỉ lệ bệnh nhân tiếp tục KTX sau thời gian nghiên cứu 73
4.3.6. Nhận xét một số nguyên nhân khiến bệnh nhân không tiếp tục đeo KTX 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi. 36
Bảng 3.2. Đặc điểm vị trí và kích thước sẹo giác mạc 38
Bảng 3.3: Đặc điểm về vị trí và hình thái sẹo giác mạc. 39
Bảng 3.4. Đặc điểm về vị trí và độ dày sẹo giác mạc. 39
Bảng 3.5. Chỉ số khúc xạ trung bình của các mắt nghiên cứu. 40
Bảng 3.6. Mức độ cải thiện thị lực sau đeo kính gọng và KTX 44
Bảng 3.7. Mức tăng thị lực sau chỉnh KTX theo nhóm vị trí sẹo. 45
Bảng 3.8. Mức tăng thị lực sau chỉnh KTX theo nhóm kích thước sẹo. 46
Bảng 3.9. Mức tăng thị lực sau chỉnh KTX theo nhóm hình thái sẹo. 47
Bảng 3.10. Mức tăng thị lực sau chỉnh KTX theo nhóm độ dày sẹo. 48
Bảng 3.11. Số lượng bệnh nhân tại các thời điểm khám lại. 49
Bảng 3.12. Nguyên nhân bệnh nhân không tiếp tục đeo KTX 49
Bảng 3.13. Tình trạng bệnh lý bề mặt nhãn cầu tại các thời điểm theo dõi. 50
Bảng 3.14. Test Schirmer I tại các thời điểm khám 51
Bảng 3.15. Test Schirmer II tại các thời điểm khám 52
Bảng 3.16. Test TBUT tại các thời điểm khám 53
Bảng 4.1. Đặc điểm về giới tính 54
Bảng 4.2. Độ tuổi trung bình 55
Bảng 4.3. Thị lực không kính, thị lực với kính gọng và KTX tại thời điểm khám lần đầu 59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới. 35
Biểu đồ 3.2. Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp. 36
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo mắt bị chấn thương. 37
Biểu đồ 3.4. Thị lực không kính của bệnh nhân 40
Biểu đồ 3.5. Thị lực sau chỉnh kính gọng tốt nhất. 41
Biểu đồ 3.6. Thị lực sau đeo KTX 42
Biểu đồ 3.7. Thị lực với KTX tại các thời điểm theo dõi 43


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thiết đồ giác mạc cắt ngang. 3
Hình 1.2. Các thông số quang học của giác mạc 6
Hình 1.3. Sự tạo ảnh ở mắt loạn thị. 8
Hình 1.4. Chụp bản đồ giác mạc để xác định loạn thị giác mạc 10
Hình 1.5. Điều chỉnh loạn thị giác mạc bằng KTX cứng. 11
Hình 1.6. Đặt KTX trên bệnh nhân sẹo giác mạc sau chấn thương 12
Hình 1.7. Góc ẩm bề mặt 13
Hình 1.8. A. Tính ẩm bề mặt cao; B. Tính ẩm bề mặt thấp 13
Hình 1.9. Bán kính cong của KTX 14
Hình 1.10. Các thông số đường kính của KTX 15
Hình 1.11. Các kiểu thiết kế vùng rìa KTX. 16
Hình 2.1. Chụp bản đồ giác mạc cho bệnh nhân trước, trong quá trình đặt KTX để xác định các chỉ số khúc xạ, bán kính cong giác mạc 27
Hình 2.2. A: Kiểm tra tình trạng của KTX trên sinh hiển vi. 28
Hình 2.3. Đánh giá sự định tâm của KTX 29
Hình 2.4. Đánh giá sự chuyển động của KTX. 29
Hình 2.5. Đánh giá tình trạng kính với giác mạc 29