Luận văn Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bệnh nhân ung thư đường mật.Ung thư đường mật (cholangiocarcinoma) là bệnh lý ác tính của các tế bào biểu mô hệ thống đường mật từ trong gan đến ngoài gan, không bao gồm đường mật phụ (túi mật, ống túi mật) và bóng Vater[1].
Khác với ung thư tế bào gan nguyên phát,ung thư đường mật là một bệnh hiếm gặp. Theo thống kê SEER năm 2012, ung thư đường mật chỉ chiếm chưa đến 3% các bệnh ung thư tại đường tiêu hóa[1],[ 2]. Tại Mỹ, trung bình mỗi năm có khoảng 2000-3000 ca mới mắc bệnh, với tỷ lệ mắc 0,46-1/100.000[3]. Tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đường mật, đặc biệt là ung thư đường mật trong gan đang gia tăng, tính trung bình mỗinăm tăng 9%[4],[5]. Tại Việt Nam, đến nay chưa có các nghiên cứu khảo sát về UTĐM trên tầm cỡ quốc gia mà chỉ có các số liệu đơn lẻ mang tính khu vực. Theo báo cáo của Hội nghị gan mật quốc gia năm 2006, tỷ lệ ung thư đường mật chỉ chiếm 5,79% trong tổng số 6177 bệnh nhân có các bệnh gan mật đến khám tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2001-2005[6].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2021.00061 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Ung thư đường mật là bệnh lý hiếm gặp và có tiên lượng rất xấu. Phẫu thuật là phương phápđiều trị triệt căn cơ bản. Tuy nhiên do đặc điểm bệnh tiến triển nhanh, triệu chứng không đặc hiệu, chẩn đoán bệnh thường ở giai đoạn muộn mà có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đường mật đến viện không còn khả năng phẫu thuật triệt căn[7]. Mặt khác, ung thư nằm ở vị trí giải phẫu khó khăn nênkết quả điều trị phẫu thuật còn hạn chế với tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ đạt 20-30%[7],[8],[9]. Điều trị ung thư đường mật giai đoạn muộn và tái phát còn nhiều khó khăn và thách thức, phần lớn BN chỉ điều trị triệu chứng. Xạ trị trong ung thư đường mật ít có hiệu quả. Hóa trị trước kia cũng chưa đem lại những kết quả khả quan đối với ung thư đường mật. Gần đây, với sự ra đời của các thuốc mới với các phác đồ mới, điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn muộn hoặc tái phát di căn đã được nghiên cứu và áp dụng. Nhiều phác đồ hóa trị đã được sử dụng trong thực hành lâm sàng, trong đó phác đồ dựa trên nền tảng Gemcitabine được xem là phác đồ đem lại hiệu quả trong điều trị ung thư đường mật giai đoạn muộn nhằm giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân[10],[11],[12],[13]. Ở nước ta hiện nay, ít có công trình nghiên cứu về điều trị hóa chất ung thư đường mật, đặc biệt đối với bệnh nhân ở giai đoạn muộn hoặc tái phát di căn.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bệnh nhânung thư đường mật” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư đường mật không còn chỉ định phẫu thuật triệt căn hoặc tái phát di căn sau điều trị.
2. Đánh giá kết quả điều trị phác đồ hóa chất có Gemcitabine nhóm bệnh nhân trên.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 3
1.1.1. Dịch tễ học 3
1.1.2. Yếu tố nguy cơ 3
1.2. Giải phẫu đường mật 5
1.2.1. Hệ thống đường mật trong gan và ngoài gan 5
1.3. Phân loại ung thư đường mật 7
1.4. Chẩn đoán ung thư đường mật. 8
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 8
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng 9
1.4.3. Đặc điểm và chẩn đoán mô bệnh học trong ung thư đường mật. 14
1.4.4. Chẩn đoán giai đoạn 16
1.5. Điều trị ung thư đường mật 19
1.5.1. Điều trị phẫu thuật ung thư đường mật 19
1.5.2. Điều trị hóa trị trong ung thư đường mật 21
1.5.3. Các thuốc điều trị trúng đích. 25
1.5.4 Các hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu 31
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 31
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 31
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 32
2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu 36
2.3 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 39
3.1.1. Triệu chứng lâm sàng 39
3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng 43
3.2. Kết quả điều trị ung thư đường mật 46
3.2.1. Phương pháp điều trị 46
3.2.2. Độc tính 47
3.2.3. Đáp ứng điều trị 49
3.2.4. Thời gian sống thêm 52
Chương 4:BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 58
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 58
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 63
4.2. Đáp ứng điều trị 66
4.3. Độc tính 69
4.4. Thời gian sống thêm 73
4.4.1. Thời gian sống thêm không tiến triển 73
4.4.2. Thời gian sống thêm toàn bộ 76
4.4.3. Thời gian sống thêm toàn bộ với phác đồ điều trị 77
4.4.4. Thời gian sống thêm toàn bộ và tình trạng bệnh 79
KẾT LUẬN 82
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Giai đoạn UTĐMTG theo AJCC 2010 17
Bảng 1.2: Giai đoạn UTĐM rốn gan theo AJCC 2010 18
Bảng 1.3: Giai đoạn UTĐM ống mật chủ theo AJCC 2010 19
Bảng 1.4: Bảng tóm tắt độc tính các thuốc thuộc nhóm platinum 29
Bảng 2.1: Phân độ độc tính của hóa chất trên huyết học và chức năng gan thận 35
Bảng 3.1: Yếu tố nguy cơ 40
Bảng 3.2. Thời gian phát hiện bệnh (tháng) 41
Bảng 3.3. Thời gian phát hiện tái phát (tháng) 41
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng 42
Bảng 3.5. Đặc điểm của UTĐM giai đoạn muộn trên cắt lớp vi tính 44
Bảng 3.6. Đặc điểm tái phát di căn 45
Bảng 3.7. Nồng độ CA 19.9 trước điều trị 45
Bảng 3.8. Phân loại giải phẫu bệnh 46
Bảng 3.9. Phương pháp điều trị 46
Bảng 3.10. Độc tính hóa trị lên máu ngoại vi 47
Bảng 3.11. Độc tính lên chức năng gan thận 48
Bảng 3.12. Đáp ứng điều trị 49
Bảng 3.13. Liên quan giữa đáp ứng điều trị với phác đồ điều trị 50
Bảng 3.14. Liên quan giữa ĐƯĐT với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 51
Bảng 3.14. Liên quan giữa thời gian STKTT với phác đồ hóa trị 53
Bảng 3.15. Liên quan giữa thời gian STTB 1 năm với phác đồ điều trị 55
Bảng 3.16. Liên quan giữa tỷ lệ STTB 1 năm theo tình trạng bệnh 56
Bảng 3.17. Liên quan giữa thời gian STTB 1 năm với đáp ứng điều trị 57
Bảng 4.1: Tỉ lệ đáp ứng sau điều trị với một số phác đồ hóa chất trên bệnh nhân ung thư đường mật của một số nghiên cứu 68
Bảng 4.2: Tỷ lệ độc tính độ III và IV của một số nghiên cứu 72
Bảng 4.3: Kết quả thời gian STKTT của một số nghiên cứu 75
Bảng 4.4. Bảng kết quả sống thêm toàn bộ của một số nghiên cứu 80
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Giới hạn vị trí UTĐM 8
Hình 1.2: Hình ảnh chụp CLVT của UTĐMTG 12
Hình 1.3: Các hình thái u đường mật trong gan 15
Hình 1.4: Chuyển hóa Gemcitabine trong tế bào 26