Đánh giá kết quả ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Bạch Mai

Luận văn bác sĩ nội trú Đánh giá kết quả ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Bạch Mai.Suy thận mạn (STM) là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như tinh thần của người bệnh, đồng thời là gánh nặng đối với xã hội. Trên thế giới hiện nay đang áp dụng hai phương pháp điều trị thay thế thận cho những bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối là lọc máu ngoài thận (gồm thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng) và ghép thận. So với lọc máu ngoài thận, ghép thận được chứng minh có nhiều ưu điểm hơn bởi đây là phương pháp duy nhất có thể thay thế cả chức năng nội tiết và ngoại tiết của thận, tránh được các biến chứng của quá trình thận nhân tạo chu kỳ hoặc lọc màng bụng kéo dài, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mặt khác, về lâu dài, chi phí cho ghép thận thấp hơn so với các biện pháp còn lại. Bởi vậy, đây thực sự là một lựa chọn ưu việt cho các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối [1], [2].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2017.00076

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Kể từ cuộc phẫu thuật ghép thận thành công đầu tiên trên thế giới vào năm 1954 tại Boston (Hoa Kỳ) do Murray và Meril thực hiện, rất nhiều quốc gia đã tiến hành triển khai phương pháp này và đã đạt kết quả tốt[2]. Ở Việt Nam, ca ghép thận thành công đầu tiên được thực hiện tại Học viện Quân y ngày 04/06/1992 đã đặt nền móng cho chuyên ngành ghép tạng của nước ta phát triển vững mạnh. Đến nay đã có hàng chục bệnh viện trong cả nước triển khai kỹ thuật ghép thận. Tại bệnh viện Bạch Mai, ghép thận từ người cho sống bắt đầu được triển khai từ năm 2005 và cho tới thời điểm hiện tại đã có gần 100 bệnh nhân được ghép thận thành công.

Cùng với các tiến bộ của y học, chức năng thận ghép ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của thận ghép và thời gian sống thêm của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tình trạng sức khỏe của người nhận thận – người hiến thận, nguồn và chất lượng thận ghép, diễn biến quá trình phẫu thuật ghép thận và theo dõi lâu dài sau ghép. Đặc biệt, 3 tháng đầu sau ghép là giai đoạn hết sức quan trọng bởi đây là thời gian để thận ghép có thể hoạt động ổn định và hầu hết những biến chứng cấp tính nghiêm trọng liên quan đến phẫu thuật, thải ghép, nhiễm trùng… xảy ra trong thời kỳ này [2]. Vì vậy, việc theo dõi sát lâm sàng, cận lâm sàng để phát hiện, xử trí kịp thời các biến chứng trong 3 tháng đầu sau ghép có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống còn của thận ghép và của bệnh nhân.

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, đề tài“Đánh giá kết quả ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Bạch Mai” được thực hiện nhằm hai mục tiêu:

1. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sau ghép thận từ người cho sống trong vòng 3 tháng đầu tại bệnh viện Bạch Mai.

2. Tìm hiểu một số biến chứng trong 3 tháng đầu ở bệnh nhân sau ghép thận từ người cho sống tại bệnh viện Bạch Mai.

MỤC LỤC Đánh giá kết quả ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Bạch Mai

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử ghép thận và tình hình ghép thận trên thế giới 3
1.1.1. Khái niệm chung về ghép tạng 3
1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển ghép thận trên thế giới 3
1.1.3. Tình hình ghép thận hiện nay trên thế giới 5
1.2. Tình hình ghép thận tại Việt Nam 6
1.3. Diễn biến lâm sàng, cận lâm sàng sau ghép thận 8
1.3.1. Diễn biến lâm sàng 8
1.3.2. Thay đổi cận lâm sàng sau ghép 9
1.4. Biến chứng sau ghép thận 12
1.4.1. Các biến chứng ngoại khoa 12
1.4.2. Biến chứng thải ghép 14
1.4.2.1. Phân loại các phản ứng thải ghép 14
1.4.2.2. Các biện pháp chống thải ghép 15
1.4.3. Biến chứng nội khoa 16
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 19
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 20
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 20
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 20
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 20
2.2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.2.6. Các thông số nghiên cứu 20
2.2.7. Các tiêu chuẩn chẩn đoán, đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 23
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 28
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Diễn biến lâm sàng và một số chỉ số xét nghiệm sau ghép thận 35
3.2.1. Diễn biến lâm sàng 35
3.3.2. Thay đổi một số chỉ số cận lâm sàng sau ghép 36
3.3. Biến chứng sau ghép thận 42
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN 45
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 45
4.1.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 45
4.1.2. Quan hệ huyết thống và sự phù hợp miễn dịch giữa bệnh nhân nhận thận và người hiến thận 47
4.2. Diễn biến sau ghép thận 48
4.2.1. Thay đổi số lượng nước tiểu sau ghép thận 48
4.2.2. Thay đổi của ure, creatinin máu sau ghép thận 50
4.2.3. Thay đổi protein niệu sau ghép 51
4.2.4. Thay đổi huyết áp sau ghép thận 51
4.2.5. Thay đổi nồng độ acid uric sau ghép 52
4.2.6. Nồng độ đáy Tacrolimus 53
4.2.7. Thay đổi chỉ số huyết học sau ghép thận 53
4.3. Biến chứng sau ghép thận 55
4.3.1. Biến chứng ngoại khoa 55
4.3.3. Biến chứng nội khoa 58
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩa
AZA Azathioprin
APTT B/C Activated Partial Thromboplastin Time (Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần bệnh/chứng)
BC Bạch cầu
BN Bệnh nhân
CNI Calcineurin Inhibitor
CsA Cyclosporin A
ĐM Động mạch
EPO Erythropoietin
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
HC Hồng cầu
KDIGO Kidney Disease Improving Global Outcome
KN Kháng nguyên
KT Kháng thể
MMF Mofetil Mycophenolat
MPA Mycophenolic acid
PT% Prothrombin Time %
SRL Sirolimus
STM Suy thận mạn
Tac Tacrolimus
TCCN Thận chậm chức năng
THA Tăng huyết áp
ƯCMD Ức chế miễn dịch

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu 31
Bảng 3.2: Thời gian điều trị thay thế và phương pháp điều trị thay thế 32
Bảng 3.3: Quan hệ huyết thống và phù hợp nhóm máugiữa bệnh nhân nhận thận và người hiến thận 33
Bảng 3.4: Thay đổi huyết áp sau ghép thận 35
Bảng 3.5: Tương quan giữa số lượng nước tiểu và creatinin máu tại một số thời điểm sau ghép thận 37
Bảng 3.6: Thay đổi tỷ lệ tăng cholesterol TP và triglycerid sau ghép 38
Bảng 3.7: Thay đổi nồng độ acid uric và đường máu 39
Bảng 3.8: Thay đổi tế bào máu ngoại vi 39
Bảng 3.9: Thay đổi một số chỉ số đông máu sau ghép thận 41
Bảng 3.10: Thay đổi protein niệu sau ghép 42
Bảng 3.11: Tổng hợp biến chứng nội khoa sau ghép 43
Bảng 3.12: Một số đặc điểm nhóm bệnh nhân thận chậm chức năng 44

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối 32
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các bệnh đồng mắc trước ghép 33
Biểu đồ 3.3: Phù hợp HLA giữa bệnh nhân nhận thận và người hiến thận 34
Biểu đồ 3.4: Thay đổi số lượng nước tiểu 24 giờ sau ghép 35
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ tăng huyết áp 36
Biểu đồ 3.6: Thay đổi nồng độ ure, creatinin máu sau ghép 36
Biểu đồ 3.7: Nồng độ Tacrolimus sau ghép 38
Biểu đồ 3.8: Thay đổi mức độ thiếu máu trước và sau ghép thận 40
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ tăng hồng cầu sau ghép 41
Biểu đồ 3.10: Biến chứng ngoại khoa sau ghép 42
Biểu đồ 3.11: Diễn biến creatinin của nhóm bệnh nhân trì hoãn chức năng thận và có chức năng thận sớm 44

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1: BNNguyễn Thị Minh Đ.siêu âm Doppler thận ghép ngày thứ 15 sau ghép 57
Hình 4.2: Hình ảnh giải phẫu bệnh của ngộ độc Tacrolimus 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO

8. Lê Thế Trung (2002). Ghép mô tạng. Bệnh học ngoại khoa, tập 1, NXB Quân đội nhân dân, 116-30.
9. Dư Thị Ngọc Thu (2006).Rút kinh nghiệm về kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy với người cho sống có quan hệ huyết thống. Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Phạm Thị Tuyết, Phạm Như Thế, Võ Tam (2005). Ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Huế, Tạp chí Y học Việt Nam, 313, 570-576.
11. Hoàng Thị Thúy Hà (2007).Góp phần nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến phản ứng sau ghép gan, thận. Luận văn bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
12. Lê Hải Trung (2002). Nhận xét qua 62 trường hợp ghép thận tại Việt Nam (4/6/1992-7/5/2002).Tạp chí Thông tin y dược, 6, 25-28.
13. Từ Thành Trí Dũng và CS Trần Ngọc Sinh (2005). Diễn tiến sau mổ các trường hợp ghép thận đang theo dõi tại Bệnh viện Chợ Rẫy.Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 9, tr. 103-07.
14. Lê Nguyên Vũ (2014). Đánh giá kết quả lấy, rửa và ghép thận từ người cho chết não tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
15. Đỗ Tất Cường (2000). Lâm sàng và điều trị biến chứng loại thải cấp sau ghép thận tại Bệnh viện 103 từ 1992-1998. Công trình nghiên cứu khoa học 1995-2000. Bệnh viện 103.
16. Vũ Đình Hùng, Đỗ Tất Cường (2001). Quản lý, theo dõi, điều trị người cho và nhận sau ghép thận. Đề tài nhánh cấp nhà nước.
17. Vũ Đình Hùng, Đỗ Tất Cường (2005). Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị các bệnh nhân sau ghép thận và cho thận.Tạp chí Y Dược học Quân sự, 11, 51-55.
18. Bùi Văn Mạnh (2012), Nghiên cứu chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố miễn dịch ở bệnh nhân sau ghép thận, Luận văn Tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
20. Lê Đình Hiếu, Phạm Văn Bùi, Nguyễn Thị Thanh Lan và CS (2005). Vai trò của siêu âm Doppler trong theo dõi thận ghép. Tạp chí Y học Việt Nam, 313, 593-607.
23. Đàm Mai Hương (2013). Phân tích thực trạng giám sát nồng độ Tacrolimus trong máu trên bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn Thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
24. Kidney Disease Improving Global Outcome (2009), Clinical practice guideline for the Care of Kidney Transplant Recipient.
25. Bùi Văn Mạnh, Đỗ Tất Cường, Hoàng Mạnh An và CS (2012). Kết quả ghép thận và một số biến chứng qua 98 trường hợp ghép thận tại Bệnh viện 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 5, 3- 6.
26. PericoN., CattaneoD., SayeghM. H. et al (2004). Delayed graft function in kidney transplantation. Lancet, 364(9447), 1814-1827.
27. Đỗ Tiến Quyết và Bùi Thanh Tiến Bùi Văn Mạnh (2014). Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng sau ghép thận. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 1, 79-99.
28. KatariS. R., MagnoneM., Shapiro R. et al (1997). Clinical features of acute reversible tacrolimus (FK 506) nephrotoxicity in kidney transplant recipients.Clin Transplant, 11(3), 237-242.
29. Đỗ Gia Tuyển (2012). Bệnh thận mạn tính và các phương pháp điều trị thay thế, Bệnh học nội khoa, tập 1, NXB Y học, Hà Nội.
32. Hội Tim mạch học Việt Nam (2015). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
35. Đại học Y Hà Nội (2012). Bệnh học nội khoa, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
36. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Thận – Tiết niệu.
38. Trần Ngọc Sinh và cộng sự (2010). Kết quả phẫu thuật 176 trường hợp ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy (1992-2009), Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14, 249-253.
39. Lê Thị Hương Thủy (2012), Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân sau ghép thận, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Hoa (2012), Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh máu ở bệnh nhân sau ghép thận điều trị bằng Cyclosporin hoặc Tacrolimus, Luận văn tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
44. Trần Văn Chất (2003), Suy thận mạn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
46. Bùi Văn Mạnh (2012). Kết quả bước đầu ghép thận từ người cho sống hiến tạng không cùng huyết thống tại bệnh viện 103. Y học quân sự, 7, 190-195.
52. Bộ Y tế (2006). Quy trình ghép thận từ người cho sống.
58. Đại học Y Hà Nội (2010), Dược lý, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
60. Tố Vũ Khương, Bùi Văn Mạnh (2013). Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số đông máu ở bệnh nhân trước và sau ghép thận tại bệnh viện 103. Y học Việt Nam, 409, 445-451.
63. Phạm Mạnh Sùng, Lê Đình Hiếu (2009). Ghép thận từ người cho sống. Kết quả từ một trung tâm ghép thận tại Việt Nam. Y – dược học quân sự, 4,75-80.
70. Dư Thị Ngọc Lan (2005). Tình hình nhiễm Cytomegalo ở bệnh nhân ghép thận đang theo dõi tại bệnh viện Chợ Rẫy.Tạp chí Y học Việt Nam, 313, 555-560.