Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn T2 tại bệnh viện K.Ung thư thanh quản (UTTQ) là một bệnh ác tính thường gặp của đường hô hấp. Khối u xuất phát chủ yếu từ lớp biểu mô thanh quản. Đây là loại ung thư đứng hàng thứ 8 trong các ung thư ác tính hay gặp nhất và đứng hàng thứ hai trong các khối u ác tính đường hô hấp, sau ung thư phổi. Ở Việt Nam, trong số các ung thư vùng đầu cổ, ung thư thanh quản đứng hàng thứ 2 sau ung thư vòm mũi họng [1], [2], [3].
Ung thư thanh quản gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ khác nhau ở từng nước. Ở Việt Nam tỉ lệ nam/nữ khoảng 10/1 [4], [5], đa phần ung thư thanh quản có xuất phát từ vùng thanh môn (chiếm 90%) [1], [2], [3]. Nhóm tuổi hay gặp nhất từ 40 tuổi đến 70 tuổi. Thuốc lá và rượu được xem như là yếu tố nguy cơ chính của ung thư thanh quản [6], [7].
Chẩn đoán ung thư thanh quản dựa vào triệu chứng lâm sàng, nội soi kết hợp sinh thiết u làm giải phẫu bệnh. Do đặc điểm về giải phẫu cơ quan ở sâu, thăm khám khó nên không một biện pháp thăm khám đơn thuần nào có thể đánh giá được chính xác tổn thương tại chỗ của khối u. Nội soi phóng đại và nội soi trực tiếp giúp ta đánh giá tình trạng tổn thương bề mặt thanh quản, cắt lớp vi tính (CLVT) giúp đánh giá được vị trí, kích thước và sự lan rộng của khối u.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00361 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Điều trị ung thư thanh quản hiện nay chủ yếu là phẫu thuật và xạ trị, trong đó phẫu thuật vẫn giữ vai trò quan trọng.
Đối với ung thư thanh quản giai đoạn sớm hiện nay ở Việt Nam, điều trị chủ yếu là phẫu thuật với xu hướng phẫu thuật bảo tồn chức năng của thanh quản. Bao gồm chức năng phát âm và chức năng nuốt [8]. Tuy nhiên, việc điều trị phẫu thuật luôn gặp mâu thuẫn giữa mục tiêu lấy hết bệnh tích và khả năng giữ được chức năng của thanh quản. Vì vậy có nhiều phương pháp phẫu thuật bảo tồn thanh quản khác nhau đã được nghiên cứu và phát triển.
Trong những năm gần đây, phẫu thuật cắt thanh quản bán phần đã được áp dụng trên một số bệnh nhân và đạt kết quả khá tốt cả về mặt ung thư học và chức năng [9]. Đây là phẫu thuật nhằm giữ chức năng thanh quản sau cắt gần toàn bộ thanh quản, là một phẫu thuật hợp lý, vừa đảm bảo lấy hết bệnh tích vừa phục hồi lại cấu trúc giải phẫu thanh quản một cách tối đa, vừa đảm bảo chức năng sinh lý của thanh quản.
Từ năm 2017, khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện K đã tiến hành phẫu thuật cắt thanh quản bán phần cho nhiều bệnh nhân mang lại một số kết quả khả quan về bảo tồn chức năng thanh quản, giảm tái phát, ít tai biến và biến chứng.
Nhằm đánh giá kết quả của phương pháp phẫu thuật này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn T2 tại bệnh viện K” với 2 mục tiêu sau:
1.Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi và cắt lớp vi tính của ung thư thanh quản giai đoạn T2.
2.Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn T2 tại Bệnh viện K.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Ở Việt Nam 5
1.2. GIẢI PHẪU THANH QUẢN 5
1.2.1. Phân vùng và ứng dụng 6
1.2.2. Các khoang của thanh quản 9
1.2.3. Mạch máu của thanh quản 10
1.2.4. Dẫn lưu bạch huyết thanh quản 10
1.2.5. Thần kinh chi phối thanh quản 11
1.3. SINH LÝ THANH QUẢN 12
1.3.1. Chức năng phát âm 12
1.3.2. Chức năng thở 13
1.3.3. Chức năng bảo vệ 13
1.3.4. Chức năng nuốt 13
1.3.5. Ảnh hưởng của một số cấu trúc giải phẫu tới cơ chế nuốt 16
1.4. UNG THƯ THANH QUẢN 18
1.4.1. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 18
1.4.2. Lâm sàng 19
1.4.3. Cận lâm sàng 21
1.4.4. Mô bệnh học của ung thư thanh quản 22
1.4.5. Hướng lan truyền trong ung thư thanh quản 22
1.4.6. Phân giai đoạn TNM theo UICC 2017 23
1.4.7. Chẩn đoán 26
1.4.8. Điều trị ung thư thanh quản 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 30
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 30
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 30
2.4. CỠ MẪU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU 30
2.5. BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 31
2.6. CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN 33
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin 33
2.6.2. Kỹ thuật thu thập thông tin 33
2.6.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 33
2.7. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 35
2.8. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ 35
2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 35
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 36
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 36
3.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ 36
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 38
3.1.3. Các tổn thương thực thể dưới nội soi 39
3.1.4. Các tổn thương trên CLVT 41
3.1.5. Kết quả mô bệnh học trước và sau phẫu thuật 42
3.1.6. Kết quả mô bệnh học lát cắt rìa 43
3.2. CÁC BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT 43
3.3. TÁI PHÁT U SAU PHẪU THUẬT 43
3.4. CÁC ĐÁNH GIÁ VỀ CHỨC NĂNG VÀ THỜI GIAN NẰM VIỆN 44
3.5. DI CHỨNG SAU PHẪU THUẬT 44
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 45
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 46
DỰ KIẾN ĐỀ XUẤT 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi 36
Bảng 3.2. Phân bố theo giới 36
Bảng 3.3. Phân bố theo tuổi và giới 37
Bảng 3.4. Các yếu tố nguy cơ 37
Bảng 3.5. Lý do vào viện 38
Bảng 3.6. Thời gian khởi phát bệnh đến khi vào viện 38
Bảng 3.7. Vị trí khối u qua nội soi gián tiếp bằng optic 70o 39
Bảng 3.8. Hình ảnh đại thể của tổn thương 39
Bảng 3.9. Vị trí và hướng lan của khối u 40
Bảng 3.10. Đánh giá sự di động của dây thanh 40
Bảng 3.11. Vị trí tổn thương trên CLVT 41
Bảng 3.12. Mức độ lan rộng trên CLVT 41
Bảng 3.13. So sánh hạch trên lâm sàng và trên CLVT 41
Bảng 3.14. Kết quả mô bệnh học khối u trước và sau phẫu thuật 42
Bảng 3.15. Vị trí hạch bị xâm lấn 42
Bảng 3.16. Số hạch bị xâm lấn 42
Bảng 3.17. Kết quả mô bệnh học lát cắt rìa 43
Bảng 3.18. Các biến chứng sau phẫu thuật 43
Bảng 3.19. Tái phát u sau phẫu thuật 43
Bảng 3.20. Các đánh giá về chức năng và thời gian nằm viện 44
Bảng 3.21. Di chứng sau phẫu thuật 44
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thanh quản nhìn từ trước và sau 6
Hình 1.2. Phân vùng thanh quản theo bệnh học 7
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc của các khoang thanh quản 9
Hình 1.4. Dẫn lưu bạch huyết 11
Hình 1.5. Khối u sùi dây thanh qua Optic70° 20
Hình 1.6. U sùi toàn bộ dây thanh qua soi trực tiếp 20
Hình 1.7. Mô bệnh học tế bào vảy ung thư thanh quản 22
Hình 1.8. Các hướng lan tràn của khối u thượng thanh môn 22
Hình 1.9. Hướng lan tràn của khối u thanh môn 23
Hình 1.10. Tạo hình thanh quản theo Piquet 28
Hình 1.11. Tạo hình thanh quản theo Pignat và Tucker 29