Luận văn Đánh giá kết quả sử dụng mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông.Khuyết phần mềm là loại tổn thương thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa như chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật cắt bỏ một vùng bệnh lý của da, hay sau một phẫu thuật tạo hình có chuyển vạt tổ chức lớn… Vấn đề che phủ các khuyết tổ chức là công việc của các phẫu thuật viên tạo hình nói riêng và các phẫu thuật viên ngoại khoa nói chung. Mỗi loại chất liệu dùng để tạo hình che phủ các khuyết tổ chức đều có những ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy vấn đề đặt ra là phải lựa chọn loại chất liệu vừa có thể che phủ tổn khuyết một cách phù hợp với yêu cầu của từng trường hợp bệnh lý cụ thể vừa bảo đảm tính thẩm mỹ cao nhất[12].. Da ghép là một trong những chất liệu để lựa chọn.
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0214 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ghép da được coi là một phát kiến mở đầu cho thời kỳ phát triển của ngành phẫu thuật tạo hình hiện đại ngay từ cuối thế kỷ thứ 19, cũng từ đó da tự thân đã được coi là một chất liệu tạo hình lý tưởng nhờ khả năng dễ sống tại nơi nhận, nguồn cho mảnh ghép dồi dào và thực hiện kỹ thuật khá đơn giản. Cho đến nay, ghép da nói chung, ghép da dày toàn bộ nói riêng vẫn được áp dụng phổ biến trong các chuyên ngành ngoại khoa, bỏng và phẫu thuật tạo hình [2],[9],[13],[14].Ưu điểm chính của phương pháp ghép da dày toàn bộ là có thể tạo ra một lượng chất liệu ghép từ nhiều vùng của cơ thể như ở cánh tay, bụng, đùi, bẹn, .Mặt khác kỹ thuật thực hiện đơn giản, chi phí thấp, màu sắc tương đối phù hợp, da ghép ít co lại, chịu đựng được tỳ nén…Tuy vậy, mảnh ghép da dày toàn bộ cũng còn tồn tại nhiều nhược điểm ở cả nơi cho và nơi nhận như xuất hiện sẹo lồi, sẹo quá phát, giãn sẹo, biến dạng nơi cho da, sức sống kém so với mảnh da ghép xẻ đôi. Tất nhiên, những ưu nhược điểm này còn tùy thuộc vào vị trí lấy da ghép. Theo tác giả William C. Grabb và James W. Smith [49 ], người đã sử dụng nhiều dạng da ghép khác nhau thì một trong những nơi cho chất liệu ghép da dày toàn bộ lý tưởng là nếp lằn mông vì mảnh ghép lớn, khả năng sống cao, màu sắc da ít biến đổi, phù hợp với nhiều vùng da trên cơ thể, chịu được tỳ nén, nơi cho da ít biến dạng hơn so với lấy da ở các vị trí khác.
Ở Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào có liên quan đến đặc điểm, kết quả sử dụng mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông cũng như phạm vi ứng dụng của loại mảnh ghép này trong ngoại khoa nói chung và trong phẫu thuật tạo hình nói riêng. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả sử dụng mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông” với hai mục tiêu:
1. Xác định đặc điểm mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông.
2. Đánh giá kết quả và đề xuất chỉ định sử dụng mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu của da 3
1.1.1. Hình thái học của da 3
1.1.2. Các cơ quan phụ thuộc da 5
1.1.3. Phân bố thần kinh 6
1.1.4. Hệ thống mạch cấp máu cho da 6
1.1.5. Chiều dày da ở các vị trí trên cơ thể 8
1.2. Ghép da 9
1.2.1. Lịch sử ghép da điều trị khuyết hổng phần mềm 9
1.2.2. Quá trình nhận mảnh ghép 12
1.2.3. Kỹ thuật ghép da 16
1.3. Sử dụng da vùng nếp lằn mông trong tạo hình 20
1.3.1 Các vạt tổ chức từ vùng mông 20
1.3.2. Da nếp lằn mông 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu mô tả lâm sàng 23
2.2.2. Quy trình nghiên cứu lâm sàng 23
2.2.3. Quy trình sinh thiết và cố định mẫu da 28
2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 32
3.1.1. Tuổi 32 3.1.2. Gi ới 32
3.2. Đặc điểm tổn thương 33
3.2.1. Nguyên nhân tổn thương 33
3.2.2. Kích thước thương tổn 34
3.2.3. Vị trí tổn thương và tính chất tổn thương 35
3.3. Đặc điểm mảnh da ghép 36
3.3.1. Kích thước mảnh ghép 36
3.3.2. Kết quả nghiên cứu trên các tiêu bản vi thể da 38
3.4. Kết quả điều trị 41
3.4.1. Kết quả gần 41
3.4.2. Kết quả xa 42
Chương 4: BÀN LUẬN 48
4.1. Dịch tễ học và đặc điểm tổn thương 48
4.2. Đặc điểm nơi cho da 50
4.2.1. Vị trí nếp lằn mông 50
4.2.2. Diện tích da có thể lấy 52
4.2.3. Khả năng đóng trực tiếp tổn khuyết sau khi lấy da 53
4.3. Đặc điểm mảnh da ghép lấy từ nếp lằn mông 54
4.3.1. Đặc điểm cấu tạo 54
4.3.2. Khả năng che phủ của mảnh da ghép 57
4.4. Đánh giá kết quả và đề xuất chỉ định sử dụng mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông 64
4.4.1. Đánh giá kết quả 64
4.4.2. Chỉ định sử dụng mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông 66
KÉT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC