Đánh giá khả năng dự báo biến cố của thang điểm TIMI và GRACE trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá khả năng dự báo biến cố của thang điểm TIMI và GRACE trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp.Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính có khoảng 17,9 triệu người chết vì bệnh tim mạch mỗi năm, chiếm 31% tổng số ca tử vong trên toàn cầu và 75% xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình [41]. Trong đó, hội chứng mạch vành cấp là một trong những nguyên nhân tử vong tim mạch hàng đầu. Nếu không được điều trị, 30% bệnh nhân sẽ tử vong nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong có thể giảm xuống từ 6 đến 10% [41]. Các biến cố tim mạch nặng mà bệnh nhân có thể gặp là tử vong, tái can thiệp động mạch vành, tái nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Theo nhiều nghiên cứu xác nhận, việc sử dụng các mô hình dự đoán và phân tầng nguy cơ cho các bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp là một công cụ hữu ích giúp nhân viên y tế phân loại, quản lý và lập kế hoạch điều trị sớm [19,20].

MÃ TÀI LIỆU

NCKH.0024

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0978.770.836


Hiện nay, nhiều thang điểm dự báo nguy cơ cho bệnh nhân HCMVC đã được thiết lập nhằm phân tầng nguy cơ bệnh nhân [35,57]. Trong đó phổ biến nhất là thang điểm TIMI (Thrombolysis In Myocardial Infacrtion), được thiết lập dựa trên một nghiên cứu điều trị thuốc làm tan huyết khối và được kiểm chứng trên lượng lớn bệnh nhân cho kết quả tốt [28]. Đối với bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp ST chênh lên, điểm TIMI dựa trên tám chỉ số lâm sàng thu được khi bệnh nhân nhập viện với điểm số từ 0 đến 14 và được chứng minh có khả năng tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân trong 30 ngày. Đối với hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên, điểm TIMI xây dựng bảy chỉ số lâm sàng với điểm số từ 0 đến 7 và được chứng minh có khả năng dự báo tử vong trong 14 ngày [19]. Một thang điểm khác cũng được các nhà lâm sàng sử dụng cho bệnh nhân HCMVC là GRACE (Global Registry of Acute Coronary Events) được xây dựng dựa trên dữ liệu đa quốc gia nhằm đánh giá nguy cơ trên tất cả bệnh nhân có hội chứng vành cấp, có giá trị tiên lượng tốt [24]. Thang điểm này đã được chứng minh có giá trị tiên lượng tử vong tại thời điểm nhập viện và 6 tháng sau xuất viện, với giá trị thực tiễn cao. Hai thang điểm này được xây dựng trên dân số chủ yếu từ các nước phương Tây như các quốc gia ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu, Úc và New Zealand [44]. Do vậy, nhiều quốc gia đã tiến hành kiểm chứng các thang điểm nguy cơ nhằm áp dụng vào trong thực hành lâm sàng.
Tại Việt Nam, hiện nay còn ít nghiên cứu về giá trị tiên lượng của hai thang điểm TIMI và GRACE cho bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Một số tác giả cho thấy giá trị tiên lượng của các thang điểm này thay đổi tùy thuộc vào từng nhóm bệnh nhân với những đặc điểm khác nhau [4,5,9]. Để cung cấp thêm một số bằng chứng về giá trị tiên lượng của hai thang điểm này cho các nhà lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá khả năng dự báo biến cố của thang điểm TIMI và GRACE trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp” với hai mục tiêu sau đây:
1. Mô tả một số đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp.
2. So sánh khả năng dự báo biến cố của thang điểm TIMI và GRACE trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Thang điểm GRACE cho bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp… 11
Bảng 1. 2. Phần trăm rủi ro theo mức điểm của GRACE…………………………. 11
Bảng 1. 3. Phân tầng nguy cơ của GRACE trên hội chứng vành cấp không ST
chênh lên …………………………………………………………………………… 12
Bảng 1. 4. Phân tầng nguy cơ của GRACE trên hội chứng vành cấp ST chênh
lên…………………………………………………………………………………….. 12
Bảng 1. 5. Thang điểm TIMI cho bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp không
ST chênh lên ……………………………………………………………………… 13
Bảng 1. 6. Thang điểm TIMI cho bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp ST chênh
lên…………………………………………………………………………………….. 15
Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân trắc học của nhóm đối tượng nghiên cứu…………. 23
Bảng 3. 2. Các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp….. 24
Bảng 3. 3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tại thời điểm nhập viện ……. 25
Bảng 3. 4. Tỷ lệ biến cố xảy ra trong các nhóm đối tượng nghiên cứu………. 28
Bảng 3. 5. Phân tầng nguy cơ của thang điểm GRACE với các biến cố trên bệnh
nhân HCMVC KSTCL ……………………………………………………….. 29
Bảng 3. 6. Khả năng dự báo biến cố của thang điểm GRACE trên bệnh nhân
HCMVC KSTCL ……………………………………………………………….. 29
Bảng 3. 7. Phân tầng nguy cơ của thang điểm TIMI với các biến cố trên bệnh
nhân HCMVC KSTCL ……………………………………………………….. 30
Bảng 3. 8. Khả năng dự báo biến cố của thang điểm TIMI trên bệnh nhân
HCMVC KSTCL ……………………………………………………………….. 30
Bảng 3. 9. Phân tầng nguy cơ của thang điểm GRACE với các biến cố trên bệnh
nhân HCMVC STCL ………………………………………………………….. 31
Bảng 3. 10. Khả năng dự báo biến cố của thang điểm GRACE trên bệnh nhân
HCMVC STCL ………………………………………………………………….. 32Bảng 3. 11. Phân tầng nguy cơ của thang điểm TIMI với các biến cố trên bệnh
nhân HCMVC STCL ………………………………………………………….. 32
Bảng 3. 12. Khả năng dự báo biến cố của thang điểm TIMI trên bệnh nhân
HCMVC STCL ………………………………………………………………….. 33
Bảng 3. 13. Phân tích tương quan giữa hai thang điểm và biến cố chính ở nhóm
HCMVC KSTCL ……………………………………………………………….. 33
Bảng 3. 14. So sánh khả năng dự báo biến cố chính của hai thang điểm TIMI
và GRACE trên đối tượng HCMVC KSTCL…………………………. 34
Bảng 3. 15. Phân tích tương quan giữa hai thang điểm và biến cố chính xảy ra
trong 12 tháng ở nhóm HCMVC STCL ………………………………… 35
Bảng 3. 16. So sánh khả năng dự báo biến cố chính của hai thang điểm TIMI
và GRACE trên đối tượng HCMVC STCL……………………………. 35
Bảng 4. 1. So sánh đặc điểm nhân trắc học với các nghiên cứu khác ………… 37
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Phân loại hội chứng động mạch vành cấp ………………………………… 3
Hình 1. 2. Kết cục tối ưu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp……………………. 6
Hình 1. 3. Những tiến bộ trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp……………………… 7
Hình 1. 4. Tỷ lệ biến cố xảy ra theo mức điểm TIMI trên đối tượng HCMVC
KSTCL……………………………………………………………………………… 14
Hình 1. 5. Tỷ lệ tử vong theo mức điểm TIMI trên đối tượng HCMVC STCL
…………………………………………………………………………………………. 15
Hình 3. 1. Điểm TIMI và GRACE trên nhóm hội chứng mạch vành cấp …… 26
Hình 3. 2. Các biến cố chính xảy ra trên đối tượng nghiên cứu trong 12 tháng
sau xuất viện ……………………………………………………………………… 27
Hình 3. 3. So sánh diện tích dưới đường cong ROC của thang điểm TIMI và
GRACE ở đối tượng HCMVC KSTCL…………………………………. 34
Hình 3. 4. So sánh diện tích dưới đường cong ROC của thang điểm TIMI và
GRACE ở đối tượng HCMVC STCL……………………………………. 36MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………………………… 3
1.1. Hội chứng mạch vành cấp………………………………………………………… 3
1.1.1. Dịch tễ học ……………………………………………………………………………….. 4
1.1.2. Chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp …………………………………………… 4
1.1.3. Tiên lượng của bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp …………………….. 6
1.2. Phân tầng nguy cơ trong hội chứng mạch vành cấp ………………….. 8
1.2.1. Tầm quan trọng của phân tầng nguy cơ trên bệnh nhân hội chứng mạch
vành cấp …………………………………………………………………………………… 8
1.2.2. Các mô hình tiên lượng nguy cơ cho bệnh nhân hội chứng mạch vành
cấp …………………………………………………………………………………………… 9
1.3. Các nghiên cứu kiểm chứng thang điểm TIMI và GRACE trên hội
chứng mạch vành cấp trong nước và thế giới ………………………….. 16
1.3.1. Nghiên cứu so sánh giá trị tiên lượng của thang điểm TIMI và GRACE
trên bệnh nhân HCMVC KSTCL ………………………………………………. 16
1.3.2. Nghiên cứu so sánh giá trị tiên lượng của thang điểm TIMI và GRACE
trên bệnh nhân HCMVC STCL …………………………………………………. 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………….. 18
2.2. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………….. 18
2.3. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………. 19
2.4. Xử lý số liệu và phân tích số liệu …………………………………………….. 22
2.5. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………….. 22CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ……………………………………………………………………. 23
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………… 23
3.1.1. Đặc điểm nhân trắc học bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp……….. 23
3.1.2. Các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp ………. 23
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân hội chứng mạch vành
cấp …………………………………………………………………………………………. 25
3.1.4. Điểm TIMI và GRACE cho đối tượng hội chứng mạch vành cấp….. 26
3.2. Khả năng dự báo biến cố của thang điểm TIMI và GRACE trên
nhóm hội chứng mạch vành cấp……………………………………………… 27
3.2.1. Đặc điểm biến cố xảy ra ở nhóm đối tượng hội chứng mạch vành cấp
………………………………………………………………………………………………. 27
3.2.2. Khả năng dự báo của thang điểm GRACE và TIMI trên nhóm hội chứng
mạch vành cấp không ST chênh lên …………………………………………… 28
3.2.3. Khả năng dự báo của thang điểm GRACE và TIMI trên nhóm hội chứng
mạch vành cấp ST chênh lên …………………………………………………….. 31
3.3. So sánh khả năng dự báo biến cố của hai thang điểm TIMI và
GRACE …………………………………………………………………………………. 33
3.3.1. So sánh hai thang điểm TIMI và GRACE trên đối tượng hội chứng
mạch vành cấp không ST chênh lên …………………………………………… 33
3.3.2. So sánh hai thang điểm TIMI và GRACE trên đối tượng hội chứng
mạch vành cấp ST chênh lên …………………………………………………….. 35
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 37
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 47
PHỤ LỤ