Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của terbutalin truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thông khí nhân tạo xâm nhập.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bênh thường gặp, có tỷ lệ tử vong và tàn phế cao.Theo Tổ chức y tế’ thế’ giới (WHO) BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 trên thế giới vào năm 1990. Ở Anh BPTNMT đứng hàng thứ 3, ở Mỹ đứng hàng thứ 4 và là nguyên nhân duy nhất ngày càng gia tăng tỷ lệ tử vong [3, 19, 25, 36].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2017.00050 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ở Việt Nam BPTNMT chiếm 26% số bệnh nhân nằm điểu trị tại khoa hô hấp [14], chiếm 32,6% nguyên nhân gây tử vong tại khoa hổi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai [8]. Theo tác giả Phạm Khuê và Hoàng Cao Phong ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản mạn là 4,7% ở miển núi. Theo Bùi Duy Quý tỷ lệ này là 9,1%. Tại khoa Hổi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai năm
1997 theo tác giả Vũ Văn Đính [6, 9] suy hô hấp cấp và bệnh tim mạch là hai nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong số bệnh nhân vào cấp cứu. Đợt cấp của BPTNMT có thời gian nằm điểu trị lâu nhất, khả năng hổi phục ít nhất và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Đặc trưng của BPTNMT là tắc nghẽn không hổi phục dòng khí thở, ứ khí, áp lực phế nang duy trì ở mức độ dương cuối thì thở ra (auto-PEEP), mệt cơ hô hấp, giảm oxy và tăng cacbonic máu. Bệnh nhân luôn luôn vào viện bởi những đợt bùng phát cấp tính đòi hỏi phải điểu trị sớm bằng thuốc và hỗ trợ thông khí [13, 19, 31, 35, 37, 51].
Những đợt mất bù cấp tính của BPTNMT là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Chính vì vậy điểu trị tốt đợt cấp góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ tử vong BPTNMT [7, 10, 15, 18, 19, 40, 50]. Vấn để điểu trị tích cực đợt cấp của BPTNMT cần được thực hiện tại các trung tâm hổi sức cấp cứu với các biện pháp: hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, corticoid, thuốc giãn phế quản. Trong đó thuốc giãn phế quản là thuốc quan trọng hàng đầu trong điểu trị nội khoa [9, 40, 50].
Trong những năm gần đây, có nhiều nhóm thuốc giãn phế quản được sử dụng trong điều trị đợt cấp BPTNMT. Nhóm kích thích chọn lọc P2 giao cảm, nhóm kháng cholinergic, nhóm xanthin. Trong đó nhóm thuốc giãn phế’ quản kích thích chọn lọc P2 giao cảm luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Trên thực hành điều trị, thuốc được sử dụng chủ yếu là salbutamol, terbutalin cũng
được sử dụng nhưng chủ yếu dùng dưới phương thức uống và tiêm dưới da.
Việc sử dụng terbutalin truyền tĩnh mạch chưa được sử dụng rông rãi và còn nhiều vấn đề chưa được thống nhất. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có môt nghiên cứu nào đánh giá tác dụng giãn phế quản cũng như những tác dụng không mong muốn của terbutalin khi truyền tĩnh mạch liên tục trong điều trị đợt cấp BPTNMT có TKNT xâm nhập.
Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của terbutalin truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thông khí nhân tạo xâm nhập” nhằm mục tiêu sau:
• Đánh giá tác dụng của terbutalin truyền tĩnh mạch liên tục ở bênh nhân
đợt cấp BPTNMT thông khí nhân tạo xâm nhập.
• Tìm hiểu một số tác dụng phụ thường gặp khi truyền terbutalin tĩnh mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thành Ẩn (1997), Thông khí hỗ trợ áp lực dương cuối thì thở ra trong điều trị đợt cấp COPD, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Barnes P.J. (1998) “Dịch tễ học và cơ chế”, Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, NXB Ingelheim germany, tr, 3- 20.
3. Trần Thanh Cảng (2001), Thở máy thâm nhập với thông khí 7-9 lần/ phút và PEEPe = 0,5 iPEEP trong điều trị suy hô hấp do đợt cấp BPTNMT, Luận ăn tốt nghiệp tiến sỹ Y học, trường Đại Học Y Hà Nội.
4. Ngô Quý Châu (2001) “Quản lý điểu trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tài liệu đào tạo một số chuyên đề hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, tr, 141- 180.
5. Ngô Quý Châu (2001), “Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tài liệu đào tạo một số chuyên đề hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, tr, 133-140.
6. Vũ Văn Đính (1998), “ Suy hô hấp cấp”, Hồi sức cấp cứu, NXB Y học.
7. Vũ Văn Đính (1998), “Một số vấn để cập nhật trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Hội thảo chuyên đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
8. Vũ Văn Đính, Nguyễn Thị Dụ (1995), “Thông khí nhân tạo trong đợt cấp COPD”, Nguyên lý thực hành thông khí nhân tạo, NXB Y học.
9. Vũ Văn Đính, Trần Thanh Cảng (1998), “Suy nghĩ vể kết quả điểu trị suy hô hấp cấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở A9 Bạch Mai”, Hội thảo chuyên đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
10. Vũ Văn Đính, Trần Tuấn Đắc (1994), “Suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí Y học thực hành, tr. 19 – 21.
11. Lê Hổng Hà, Nguyễn Huỳnh Điệp (1999), Những vấn đề thiết yếu trong thông khí cơ học, Nhà xuất bản Đà Nằng.
12. Nguyễn Quang Hiền (2002), Đánh giá hiệu quả thở tự nhiên áp lực đường thở dương liên tục qua mặt nạ mũi trên đợt cấp BPTNMT, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nôi.
13. Vũ Văn Khâm (2000), Đánh giá hiệu quả phối hợp Fenotenol – ipratropium khí dung điều trị đợt cấp COPD, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nôi.
14. Nguyễn Hữu Lân (1998), “Thăm dò chức năng hô hấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Báo khoa học kỹ thuật, 5, tr, 40-50.
15. Lê Thị Tuyết Lan (1998), “Sinh lý bệnh học của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Báo cáo khoa học kỹ thuật, 5, tr, 24-29.
16. Hoàng Minh (1997), Suy hô hấp, NXB Y học Hà Nôi.
17. Phạm Văn Ngư (2000) “Đánh giá thông khí nhân tạo BiBAP qua mặt nạ mũi trên bệnh nhân đợt cấp BPTNMT”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học trường Đại Học Y Hà Nôi.
18. Lê Văn Nhi (1998) “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Báo cáo khoa học kỹ thuật, tập 5, chuyên đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tr,1-19.
19. Bùi Xuân Tám (1998), “ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Bệnh học hô hấp, NXBY học, tr, 600-625.
20. Bùi Xuân Tám (1998), “ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Hôi thảo chuyên đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
21. Bùi Xuân Tám (1999), “Bệnh hen phế quản”, Bệnh học hô hấp, Nhà xuất bản Y học, tr. 511 – 599.
22. Từ điển Bách khoa Dược học (1999), Thuốc chữa hen phế quản, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nôi, tr. 634 – 638.
23. Trương Văn Trị (1997), Đánh giá tác dụng của salbutamol khí dung qua mặt nạ trong điều trị cấp cứu cơn hen phế quản, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nôi.
24. Đặng Quốc Tuấn, Trần Hữu Thông (1999), Tác dụng phụ của Salbutamol truyền tĩnh mạch, Công trình nghiên cứu khoa học Bênh viên Bạch Mai 1999 – 2000, tập 1.