Luận văn thạc sỹ y học Điều trị bệnh ghẻ bằng uốngIvermectin.Bệnh ghẻ là một bệnh lây nhiễm ngoài da, do một loài trong nhóm ve bét, thuộc ngành chân khớp ký sinh trên da, có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Hominis.Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), bệnh ghẻ là một trong 17 căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected Tropical Diseases – NTDs). Nguyêndo hiện nay, hầu hết các ca bệnh xuất hiện lẻ tẻ hoặc chỉ xảy ra trên một nhóm quy mô nhỏ, không thành dịch lớn nên bệnh ghẻ thật sự bị lãng quên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và hầu như vắng mặt trong các chương trình y tế toàn cầu.
Tuy nhiên hiện nay bệnh ghẻ vẫn gặp ở nhiều nước trên thế giới, ước tính có hơn 130 triệu ngừoi lây nhiễm hàng năm. Các tài liệu gần đây chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ghẻ có sự thay đổi, giao động từ 0,3% đến 46% dân số[1]. Bệnh có thể gặp ở tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt hay gặp ở những nơi tập trung đông đúc, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng với các triệu chứng điển hình là mụn nước, luống ghẻ, sẩn cục do ghẻ ở các vị trí đặc hiệu như các nếp kẽ, vùng da mỏng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục… Ngoài ra, do phản ứng quá mẫn của cơ thể với kháng nguyên ký sinh trùng (KST) ghẻ, bệnh còn có các biểu hiện khác như ban đỏ, dát đỏ, mụn nước, vảy tiết…Bệnh ghẻ rất ngứa, nhất là vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây giảm sút chất lượng cuộc sống, gây ra sự mặc cảm xã hội cho người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể để lại các biến chứng như nhiễm khuẩn da thứ phát, viêm da mủ, viêm cầu thận do độc tố của vi khuẩn Streptococcus pyogenes, thậm chí là tử vong[2], [3].
MÃ TÀI LIỆU
|
NCKH.0005 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Trên thế giới có nhiều phương pháp điều trị ghẻ đã và đang được áp dụng với các mức độ hiệu quả khác nhau. Tại những nước phát triển như Mỹ, Úc, Anh… phác đồ đầu tay để điều trị bệnh ghẻ là thuốc tại chỗ Permethrin 2,5% hoặc 5%, thuốc uống Ivermectin (IVM) liều duy nhất 200 µg/kg cho hiệu quả cao, tỷ lệ khỏi bệnh dao động từ 70-98% [4].
Ở Việt Nam, thuốc điều trị ghẻ đầu tayđược áp dụng bôi bằng dung dịch Diethylphthalate (D.E.P) có tác dụng diệt KSTghẻ. Tuy nhiên, qua quan sát điều trị cho thấyD.E.P dễ gây kích ứng, nhất là đối với những vùng da mỏng, không có chỉ định sử dụng toàn thân nên tồn tại một số hạn chế trong quá trình điều trị.
IVM là một thuốc kháng KST phổ rộng. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy thuốc có tác dụng điều trị bệnh ghẻ và đặc biệt có ưu điểm là chỉ cần uống một liều duy nhất. Tuy nhiên, cho đến nay IVM chưa được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu. Qua tìm hiểu sơ bộ chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào có ở Việt Nam đánh giá hiệu quả của thuốc IVM uống điều trị bệnh ghẻ. Nhằm mang lại lựa chọn điều trị hiệu quả, an toàn cho bệnh nhânbị bệnh ghẻ ở Việt Nam, cũng như mục tiêu giảm bớt gánh nặng bệnh tật, kinh tế cho những vùng dân cư đông đúc, có điều kiện sinh hoạt khó khăn, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Điều trị bệnh ghẻ bằng uốngIvermectin” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh ghẻ tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương.
2. Đánh giáhiệu quả điều trị bệnh ghẻ bằng thuốc uốngIvermectin.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử bệnh ghẻ 3
1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh ghẻ 3
1.2.1. Tình hình bệnh ghẻ trên thế giới 3
1.2.2. Tình hình bệnh ghẻ tại Việt Nam 5
1.3. Đặc điểm sinh học của cái ghẻ gây bệnh 6
1.4. Cơ chế bệnh sinh bệnh ghẻ 7
1.5. Đặc điểm lâm sàng, các thể và cận lâm sàng 8
1.5.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh ghẻ 8
1.5.2. Các thể bệnh ghẻ lâm sàng 11
1.5.3. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh ghẻ 13
1.6. Chẩn đoán bệnh ghẻ 16
1.6.1. Chẩn đoán xác định 16
1.6.2. Chẩn đoán phân biệt 16
1.7. Biến chứng của bệnh ghẻ 17
1.7.1. Ghẻ chàm hoá: 17
1.7.2. Bội nhiễm: 17
1.7.3. Lichen hoá 17
1.7.4. Viêm cầu thận cấp 17
1.8. Điều trị bệnh ghẻ 18
1.8.1. Nguyên tắc chung 18
1.8.2. Điều trị cụ thể 18
1.9. Phòng bệnh ghẻ 19
1.10. Chiến lược trong điều trị và kiểm soát bệnh ghẻ 20
1.11. Thuốc Ivermectin trong điều trị bệnh ghẻ 21
1.11.1. Thông tin về thuốc Ivermectin 21
1.11.2. Một số nghiên cứu về điều trị ghẻ với Ivermectin 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (áp dụng cho mục tiêu 2) 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31
2.2.2. Vật liệu, thiết bị, hóa chất 31
2.2.3 Cỡ mẫu: 32
2.2.4.1 Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh ghẻ 32
2.2.4.2 Đánh giá hiệu quả điều trị ghẻ bằng Invermectin được áp dụng theo tác giả Reena Sharma 34
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.4. Nhập liệu và phân tích số liệu 37
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân mắc ghẻ đến khám, điều trị tại Bệnh viện da liễu Trung ương 39
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị và tính an toàn của thuốc IVM trong điều trị bệnh ghẻ. 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân mắc ghẻ đến khám, điều trị tại Bệnh viện da liễu Trung ương 59
4.1.1. Phân bố bệnh ghẻ theo một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 59
4.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ghẻ của đối tượng nghiên cứu 62
4.1.3. Một số đặc điểm lâm sàng bệnh ghẻ của đối tượng nghiên cứu 66
4.1.4. Tình trạng ngứa và một số yếu tố liên quan đến tình trạng ngứa của bệnh nhân mắc bệnh ghẻ 68
4.1.5. Đánh giá, phân loại mức độ bệnh ghẻ của các đối tượng nghiên cứu 71
4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị và tính an toàn của thuốc IVM trong điều trị bệnh ghẻ. 73
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 81
KẾT LUẬN 82
KHUYẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân mắc ghẻ theo nhóm tuổi 39
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân mắc ghẻ theo khu vực và hoàn cảnh sống 40
Bảng 3.3. Phân bố thời gian mắc bệnh ghẻ theo giới tính của đối tượng nghiên cứu 42
Bảng 3.4.Đặc điểm về nguồn lây của bệnh ghẻ 43
Bảng 3.5. Phân bố hoàn cảnh sống và tình trạng người sống cùng mắc bệnh ghẻ của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.6. Vị trí tổn thương bệnh ghẻ 45
Bảng 3.7. Tổn thương cơ bản của bệnh ghẻ 45
Bảng 3.8. Phân bố theo các dạng bệnh 46
Bảng 3.9. Mức độ ngứa của bệnh nhân 46
Bảng 3.10. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng ngứa của bệnh nhân mắc bệnh ghẻ 48
Bảng 3.11. Thời điểm ngứa trong ngày 49
Bảng 3.12. Đánh giá chung mức độ bệnh ghẻ của đối tượng nghiên cứu 49
Bảng 3.13. Phân loại mức độ bệnh ghẻ theo giới tính và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu. 50
Bảng 3.14. Thay đổi triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 52
Bảng 3.15. Hiệu quả thay đổi triệu chứng ngứa trước và sau điều trị 53
Bảng 3.16. Hiệu quả điều trị với triệu chứng mất ngủ trước và sau điều trị 53
Bảng 3.17. Một số tác dụng không mong muốn của thuốc sau thời gian điều trị 54
Bảng 3.18. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân sau điều trị ghẻ bằng Ivermectin theo giới tính 56
Bảng 3.19. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân dùng nhắc lại thuốc theo giới 57
Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân dùng nhắc lại thuốc theo độ tuổi 58
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân mắc ghẻ theo giới tính 40
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân mắc ghẻ theo nghề nghiệp 41
Biểu đồ 3.3. Phân bố thời gian mắc bệnh ghẻ của đối tượng nghiên cứu 42
Biểu đồ3.4. Tỷ lệ điều trị bệnh bằng thuốc của đối tượng nghiên cứu (trước khi nghiên cứu) và kết quả đạt được 44
Biểu đồ 3.5. Một số triệu chứng kèm theo của ngứa ở bệnh nhân mắc ghẻ 47
Biểu đồ 3.6. So sánh phương pháp soi tươi và soi dermoscopy trong xét nghiệm tìm ký sinh trùng ghẻ 51
Biểu đồ 3.7: Kết quả đáp đứng sau 2 tuần điều trị bằng thuốc uống Ivermectin của bệnh nhân mắc ghẻ 55
Biểu đồ 3.8. Mức độ hài lòng cả bệnh nhân với kết quả điều trị ghẻ bằng Ivermectin 56
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ bệnh nhân phải dùng nhắc lại thuốc sau hai tuần điều trị 57
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái của cái ghẻ 6
Hình 1.2. Chu kỳ vòng đời của cái ghẻ 7
Hình 1.3. Mụn nước trong bệnh ghẻ 8
Hình 1.4. Đường hầm ghẻ còn gọi là “luống ghẻ” dài 3-5mm. 9
Hình 1.5. Sẩn ghẻ số lượng nhiều, đóng vảy tiết, một số sẩn có vảy da và hang ghẻ ở thân dương vật. 10
Hình 1.6. Ghẻ giản đơn chỉ có đường hang và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát 11
Hình 1.7. Ghẻ nhiễm khuẩn có tổn thương của ghẻ, mụn mủ do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp 11
Hình 1.8. Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá do chà xát cào gãi lâu ngày 12
Hình 1.9. Sẩn cục gặp 7-10% trường hợp. 12
Hình 1.10. Ghẻ Nauy 13
Hình 1.11. Hình tam giác hay hình delta – Đầu con cái ghẻ 14
Hình 1.12. Luống ghẻ hình chữ "S" 14
Hình 1.13. Luống ghẻ hình chữ "Z” Giải phẫu bệnh: 15
Hình 1.14. Satoshi Ōmura thu thập mẫu vi khuẩn từ đất 21
Hình 1.15. Hình ảnh vi khuẩn Streptomyces avermectinius 22
Hình 1.16. Cấu trúc hóa học của Ivermectin 22