HÀNH VI SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG LÀN SÓNG DỊCH THỨ 2 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
Phạm Lê An1,2, Trần Ngọc Đăng2,3, Đỗ Thị Hoài Thương2, Nguyễn Thị Minh Trang3, Nguyễn Trường Viên4, Nguyễn Thị Tường Vy5, Nguyễn Thị Thu Thảo2, Trần Bảo Vy2, Lâm Sơn Bảo Vi4, Nguyễn Tấn Tiến6,7, Trần Diệp Tuấn3
1 Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
5 Tạp chí MedPharmRes, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
6 Phòng thí nghiệm Trọng Điểm Quốc gia – Điều Khiển Số & Kỹ Thuật Hệ Thống (DCSELab), Đại học Bách Khoa – Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
7 Đại học Bách Khoa -Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả hành vi sử dụng khẩu trang y tế của nhân viên y tế (NVYT) trong làn sóng dịch thứ 2 tại các bệnh viện (BV) tuyến đầu chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2020 bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả ghi nhận 204 NVYT tham gia khảo sát và tỷ lệ tuyệt đối là 99% NVYT sử dụng khẩu trang y tế và toàn bộ NVYT đều tin rằng sử dụng khẩu trang y tế có thể giúp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Trong đó, một số ít NVYT có tâm lý chủ quan về nguy cơ nhiễm COVID-19, mặc dù tỷ lệ lo lắng về hậu quả nếu bị nhiễm bệnh vẫn cao. Kết quả cũng cho thấy nguyên nhân chủ yếu về rào cản của việc đeo khẩu trang là cảm thấy khó thở và bị ngứa, kích ứng da khi đeo khẩu trang (chiếm khoảng 2/3). Ngoài ra, các yếu tố như tâm lý đám đông và nội quy của bệnh viện về việc mang khẩu trang sẽ giúp tăng ý thức tuân thủ mang khẩu trang tại các bệnh viện.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.00881 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Đầu tháng 1, năm 2020 đại dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tiên tại Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và trở thành đại dịch toàn cầu [1]. Tronghơn hai năm, trận đại dịch này đã và đang ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới vớinhững hậu quả không thể lường trước được đối với mọi khía cạnh của cuộc sống và sức khỏe, cũng như những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 04/04/2022 đã có hơn 491,561,016 trường hợp nhiễm được ghi nhận tạihơn 227 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với 6,175,684 trường hợp tử vong [2]. Việt Nam đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm COVID-19, trong 3 làn sóng lây nhiễm đầu tiên,