Hiệu quả bổ sung sữa có prebiotic và probiotic đến tình trạng dinh dưỡng, tiêu hoá, miễn dịch của trẻ 18-36 tháng tuổi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Luận văn Hiệu quả bổ sung sữa có prebiotic và probiotic đến tình trạng dinh dưỡng, tiêu hoá, miễn dịch của trẻ 18-36 tháng tuổi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.Thời kỳ bào thai trẻ hoàn toàn được bao bọc bởi hệ thống miễn dịch của mẹ, khi được sinh ra 6 tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ được bảo vệ nhờ lượng kháng thể từ mẹ truyền cho qua nhau thai hoặc qua sữa. Do đó hệ vi khuẩn chí cư trú ở đường ruột trẻ lúc đầu nghèo nàn sau đó tăng lên là do trẻ được tập nhiễm dần với thức ăn mới, nên nguy cơ trẻ bị mắc bệnh có nguyên nhân từ vi khuẩn cũng gia tăng. Sự cân bằng của hệ vi khuẩn chí ở đường tiêu hóa làm tăng chức năng rào cản của màng nhầy, đồng thời ức chế sự phát triển các chủng vi khuẩn gây bệnh. Trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả, xác định tính an toàn và dung nạp các sản phẩm tăng cường vi khuẩn sống có ích gọi là probiotic, sản phẩm được bổ sung carbonhydrates, olygosaccharide (như fructosacharide, Inulin, Fos…) gọi là prebiotic [17], [29], [45], [62]. Vi khuẩn cư trú trên cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể truyền sang con, ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ [33], [64], [67], [71]. Sữa mẹ được cho là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc phát triển, hình thành hệ vi khuẩn chí đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu phát hiện trong sữa mẹ có nguồn vi khuẩn tiềm năng, đem lại lợi ích cho sức khỏe con người như Staphylococci, Micococci, Lactobacilli, Enterococci… [66], [75].

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0066

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Synbiotic: là thuật ngữ được sử dụng khi sản phẩm được bổ sung cả probiotic và prebiotic (là thức ăn của chủng các vi khuẩn này) nhằm phát huy tác dụng hiệp đồng giữa chúng [86]. Tác giả Weizmen đã thực hiện nghiên cứu can thiệp có đối chứng để đánh giá ảnh hưởng của probiotic: ông thấy khi tăng cường vi khuẩn L. reuteric hoặc B. lactis cho trẻ từ 0-10 tháng tuổi, nhóm trẻ được bổ sung vi khuẩn có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cấp thấp và thời gian mắc bệnh tiêu chảy ngắn hơn so với nhóm đối chứng [96]. Tác giả cũng khẳng định sữa có chứa vi khuẩn Lactobacillus reuteri hoặc Bifidobacterium

lactis an toàn, dung nạp tốt trên đối tượng trẻ sơ sinh [82], [97]. Một số công trình nghiên cứu gần đây cho chúng ta hiểu thêm vai trò của probiotic đối với các bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp, táo bón, ung thư, tim mạch, viêm loét dạ dày-tá tràng…[26], [36], [43], [49]. Ngày nay thức ăn được tăng cường synbiotic phổ biến tại các nước châu Âu như các sản phẩm lên men từ sữa, thịt, nước uống [32], [33], [53], [94]. Khuynh hướng ngày càng gia tăng các loại sản phẩm này là do con người hiểu biết nhiều hơn về lợi ích của synbiotic đối với sức khỏe. Các nhà khoa học cũng nhận thấy trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn có lượng vi khuẩn có ích sống ở đường tiêu hóa phong phú hơn, ít vi khuẩn gây bệnh hơn những trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ [40], [46], [65]. Đây cũng là lý do quan trọng giải thích tại sao trẻ được bú mẹ hoàn toàn có tỷ lệ mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa thấp hơn những trẻ không

được bú mẹ. Người ta phát hiện sữa mẹ chứa nhóm vi khuẩn sinh lactic, là vi khuẩn có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn [66], [75]. Vì vậy hiện nay trên thị trường có bán nhiều sản phẩm sữa với thành phần gần giống với sữa mẹ nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng cùng một lượng vi khuẩn có ích giúp hệ vi khuẩn chí của trẻ phát triển bền vững, ổn định.

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển: trẻ em bị SDD, thiếu nhiều chất dinh dưỡng và mắc bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón.), bệnh viêm đường hô hấp cấp, tỷ lệ trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt, còi xương, thiếu kẽm, thiếu vitamin A còn gặp 30-70% trẻ < 5 tuổi [23], [24], [60]. Trẻ nhỏ mắc bệnh sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển tâm thần vận động sau này, giảm khả năng miễn dịch dẫn đến mắc các bệnh nhiễm trùng.vẫn đang còn phổ biến ở vùng nông thôn, miền núi, trung du và ven biển của nước ta [15], [21], [60], nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do chế độ ăn bổ sung không hợp lý. Do vậy việc sản xuất loại sữa giàu chất dinh dưỡng, mang đặc tính sữa mẹ nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ mắc bệnh nhiễm trùng, SDD.cần được khuyến cáo. Sữa có synbiotic được sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi ăn bổ sung và trẻ sau khi cai sữa mẹ. Sữa có những đặc tính ưu việt là chứa các chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển, tránh hậu quả mắc bệnh và di chứng bệnh cho trẻ sau này, ngoài ra còn giúp hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Trẻ em Việt Nam có một số đặc điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn và nhu cầu cơ thể đối với các chất dinh dưỡng khác với trẻ em sinh sống ở các nước phát triển (Mỹ, châu Âu) [6]. Việc chứng minh hiệu quả của sữa có synbiotic trên đối tượng trẻ em Việt Nam là cần thiết để có những thông tin khoa học chính xác mang lại cho người dân việc lựa chọn các thực phẩm bổ sung. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu sau.

1. Đánh giá hiệu quả của sữa có synbiotic đến các chỉ số nhân trắc.

2. Đánh giá hiệu quả của sữa có synbiotic đến tình trạng mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy cấp, táo bón và chỉ số miễn dịch IgA huyết thanh.

3.  Đánh giá hiệu quả của sữa có synbiotic lên tình trạng thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin A huyết thanh.

Trên đối tượng trẻ 18-36 tháng tuổi trong thời gian can thiệp 5 tháng

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Tình hình suy dinh dưỡng và mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em 4

1.2. Các bệnh nhiễm trùng 5

1.2.1. Các loại bệnh tiêu chảy 5

1.2.2. Bệnh viêm đường hô hấp cấp 6

1.3. Hệ vi khuẩn chí đường ruột 6

1.3.1. Phân bố vi khuẩn 7

1.3.2. Các loài vi khuẩn 7

1.3.3. Sự xuất hiện của một số vi khuẩn có ích ở đường ruột 8

1.3.4. Vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột 9

1.3.5. Sự thay đổi cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột 12

1.3.6. Vai trò của vi khuẩn có ích đối với bệnh tật 14

1.4. Synbiotic và các nghiên cứu bổ sung 15

1.4.1. Probiotic (các vi khuẩn sống có ích) 15

1.4.2. Prebiotic 18

1.4.3. An toàn và dung nạp probiotic 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1. Địa điểm nghiên cứu 20

2.2. Thiết kế nghiên cứu 20

2.3. Thời gian nghiên cứu 20

2.4. Đối tượng nghiên cứu 20

2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 21

2.6. Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu đánh giá 30

2.7. Đánh giá sau 5 tháng can thiệp 32

2.8. Xử lý số liệu 34

2.9. Đạo đức nghiên cứu 34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 35

3.2. Hiệu quả của bổ sung sữa có synbiotic đến sự phát triển cân nặng,

chiều cao của trẻ 36

3.3. Hiệu quả của uống sữa đến tình trạng mắc bệnh viêm đường hô hấp

cấp, tiêu chảy cấp , táo bón và chỉ số miễn dịch Ig A huyết thanh 41

3.4. Hiệu quả bổ sung sữa có synbiotic đến cải thiện tình trạng một số vi

chất dinh dưỡng 46

Chương 4: BÀN LUẬN 53

4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ trước khi can thiệp 53

4.2. Đánh giá khả năng chấp nhận sản phẩm sữa có Synbiotic 53

4.3. Hiệu quả của uống sữa ở trẻ nhỏ 18-36 tháng tuổi 54

KẾT LUẬN 66

KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC