Kết quả bước đầu can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Kết quả bước đầu can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Đặng Hà Phước, Phạm Minh Ánh, Võ Tuấn Anh
Mở đầu: Bệnh lý động mạch ngoại biên là bệnh lý mạn tính, diễn biến lâu dài và gây ra nguy cơ tàn phế nếu không điều trị kịp thời. Các liệu pháp điều trị bao gồm phẫu thuật và can thiệp nội mạch, can thiệp nội mạch ngày càng phát triển hơn. Can thiệp nội mạch ít xâm lấn, có kết quả sớm và kết quả trung hạn tốt
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo 08 ca bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch động mạch ngoại biên được can thiệp nội mạch tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai
Kết quả: Có 7 trường hợp được can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Trong đó, hẹp hoặc tắc mạn tính động mạch đùi nông chiếm 50% các trường hợp, còn lại là hẹp động mạch chậu chung, chậu ngoài và các động mạch dưới gối. Kết quả can thiệp bước đầu tốt, không có biến chứng nặng xảy ra, tỉ lệ thông thương mạch máu sớm là 100%, lành mỏm cụt 100%, có 3 trường hợp đặt stent sau nong bóng và 3 trường hợp đoạn chi nhỏ. Không có trường hợp nào phải can thiệp lại
Kết luận: Kết quả bước đầu can thiệp nội mạch điều trị bệnh mạch máu ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đáng khích lệ, giúp mở rộng chỉ định can thiệp, triển khai phẫu thuật hybrid và hình thành điều trị đội nhóm trong xử lý bệnh tim mạch.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.02327

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0978.770.836

Bệnh động mạch ngoại biên  bao  gồm các bất thường mạch máu ngoại trừ bệnh động mạch vành,  bệnh động mạch não.  Tuy  vậy, đa số các hướng dẫn hiện nay đều tập trung vào động mạch chủ  bụng  dưới  thận  đến  các    động  mạch  dưới gối(1), (2). Khi so sánh với phẫu thuật bắc cầu và tái  thông  mạch máu, can thiệp nội mạch có nguy cơ chu phẫu thấp hơn với tỉ lệ thành  công  ngắn hạn tương đồng. Dù đã có nhiều tiến bộ, can thiệp nội mạch điều trị hẹp mạch máu chi dưới vẫn còn nhiều thử thách, trong đó có tỉ lệ tái hẹp cao, đặc biệt là của động mạch khoeo dưới gối và hệ thống động mạch dưới gối (động mạch chày trước, động mạch chày sau, động mạch mác và hệ thống động mạch bàn chân) (3)Yếutố quan trọng để đạt được thành  công trong  việc  thực  hiện  can  thiệp  là  lựa  chọn  bệnh nhân, kĩ thuật và dụng cụ được sử dụng, đặc biệt là các  trường  hợp  tắc  mạn  tính  (Chronic  total occlusion –CTO), cũng như theo dõi vấn đề tái hẹp cho  bệnh nhân ở giai đoạn  về sau (3).  Bên  cạnh điều trị ngoại khoa như can thiệp và  phẫu thuật, việc tầm soát tốt bệnh lý mạch máu ngoại biên sớm cũng như khống chế các yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc  biệt  là  hút  thuốc lá, tăng  huyết áp, đái tháo đường có thể giúp giảm tỉ lệ tàn  phế, cắt cụt và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhânTriển khai thành  công  can  thiệp mạch máu ngoại biên ở các trung tâm có lượng bệnh trung bình có ý nghĩa quan trọng, giúp làm giảm áp lực lên những trung tâm lớn và cho bệnh nhân cơ hội tiếp cận với điều trị tiên  tiến mà  không  cần phải di  chuyển khoảng cách  lớn. Chúng tôi đã  triển khai bước đầu kĩ thuật can thiệp nội mạch điều trị bệnh lý hẹp mạch máu ngoại biên  tại Bệnh viên Đa khoa Đồng Nai. Đề tài  nhằm mục đích đánh giá kết quả ban đầu của quá trình triển khai, đồng thời rút ra các kinh nghiệm để có thể thực hiện thường quy kĩ thuật này