Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh sau can thiệp thông liên nhĩ và một số yếu tố liên quan năm 2020-2021

Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh sau can thiệp thông liên nhĩ và một số yếu tố liên quan năm 2020-2021

Nghiên cứu được tiến hành trên 108 người bệnh thông liên nhĩ (TLN) có chỉ định bít TLN bằng dụng cụ qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam-Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân tích kết quả chăm sóc người bệnh thông liên nhĩ sau can thiệp và các yếu tố liên quan.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian.

Kết quả: Phần lớn người bệnh có kết quả lâm sàng tốt sau 1 tháng ra viện (65,74%). Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ tồn tại tình trạng còn tăng ALĐMP sau can thiệp thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Nhóm kết quả tốt có tỷ lệ xảy ra biến chứng sau thủ thuật thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm kết quả chưa tốt. Sự khác biệt về tỷ lệ đạt đủ 5 bước thực hiện y lệnh thuốc và tỷ lệ đạt yêu cầu giáo dục sức khỏe giữa 2 nhóm kết quả tốt và chưa tốt là có ý nghĩa thống kê. (p<0,05). Có 3 yếu tố: ALĐMP sau CT vẫn tăng (≥35 mmHg); thiếu máu; có biến chứng sau thủ thuật là liên quan độc lập tới nguy cơ xảy ra kết quả chưa tốt sau 1 tháng ra viện. Nhóm được giáo dục sức khỏe đạt yêu cầu có tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị cao là tốt hơn so với nhóm không đạt yêu cầu GDSK (p<0,05).

MÃ TÀI LIỆU

NCKH.0022

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Kết luận: Kết quả lâu dài của người bệnh bít TLN bằng dụng cụ qua da có liên quan với quá trình điều trị, chăm sóc tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng.

Từ khóa: Thông liên nhĩ, chăm sóc người bệnh thông liên nhĩ.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông liên nhĩ (TLN) là bệnh lý thường gặp trong tim bẩm sinh, với tần suất mắc bệnh khoảng 2 trên 1000 trẻ sinh ra sống [42], [53], [49], [57]. Theo Jeanne Marie Baffa, MD và Hội Tim mạch Việt Nam thì thông liên nhĩ chiếm khoảng từ 6-10% các trường hợp bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới: tỷ lệ gặp ở nữ so với nam 2:1[6].

Tại Viện Tim mạch Việt Nam, can thiệp bít TLN bằng dụng cụ qua da được tiến hành lần đầu tiên vào cuối năm 1999 [11] và đến năm 2002 dụng cụ Amplatzer bắt đầu được đưa vào sử dụng [12].

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về việc can thiệp bít TLN. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thông liên nhĩ được báo cáo nhiều, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về kết quả chăm sóc người bệnh TLN sau can thiệp bằng dụng cụ qua da

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu sau:

“Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh sau can thiệp thông liên nhĩ và một số yếu tố liên quan năm 2020 -2021” nhằm các mục tiêu nghiên cứu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến chăm sóc người bệnh thông liên nhĩ tại một số trung tâm Tim mạch

2. Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh thông liên nhĩ sau can thiệp và các yếu tố liên quan.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh TLN có chỉ định bít TLN bằng dụng cụ qua da tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc theo thời gian (trước can thiệp và sau can thiệp bít TLN, khi ra viện, sau khi ra viện 1 tháng).
Cách chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện theo trình tự thời gian nghiên cứu, bao gồm những người bệnh trong đối tượng nghiên cứu, đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ.

Kỹ thuật và bộ công cụ thu thập thông tin:
* Công cụ:

Bộ câu hỏi về nhân khẩu học.
Bộ câu hỏi về diễn biến lâm sàng trước và sau can thiệp bằng dụng cụ qua da.
Bộ câu hỏi về chăm sóc của điều dưỡng.
* Thu thập dữ liệu được thực hiện với bộ câu hỏi, với sự góp ý của các chuyên gia, có chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng là người Việt Nam, chia thành 4 phần:

Phần một: bao gồm các câu hỏi tìm hiểu thông tin chung của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu. Gồm các thông tin về tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế gia đình, lý do đến khám…
Phần hai: Thu thập hồ sơ bệnh án về các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
Phần ba: Bao gồm các câu hỏi về hỗ trợ của điều dưỡng về chăm sóc, theo dõi người bệnh TLN sau can thiệp bằng dụng cụ qua da: Tiếp nhận người bệnh sau can thiệp, Hỗ trợ hô hấp; Can thiệp của điều dưỡng khi BN đau, bí tiểu, sốt, thay băng, VSCN, dinh dưỡng sau can thiệp.