KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BONG ĐIỂM BÁM DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI CỐ ĐỊNH BẰNG CHỈ SIÊU BỀN DƯỚI NỘI SOI
Đoàn Anh Tuấn1, Lê Trung Hậu1
1 Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá điều trị bong điểm bám dây chằng chéo khớp gối cố định bằng chỉ siêu bền tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Đông Anh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 48 bệnh nhân có bong điểm bám dây chằng chéo trước được cố định bằng chỉ siêu bền dưới nội soi tại Bệnh viện Đông Anh từ 01/2017 đến 05/2022. Kết quả: 48 bệnh nhân được theo dõi trung bình là 16,5 tháng. Tất cả các trưởng hợp mảnh xương cố định đúng vị trí, 100% liền xương. Chỉ số Lysholm trung bình sau phẫu thuật là 94±1,6. Theo IKDC có 91,7% rất tốt và tốt, 8,3% trung bình. Không có trường hợp nào bị nhiễm trùng sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cố định điểm bám DCCT khớp gối bằng khâu chỉ siêu bền cho kết quả cố định vững chắc và phục hồi chức năng khớp gối tốt.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.00919 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Bong điểm bám dây chằng chéo trước (DCCT) thường gặp ởlứa tuổi 8-34 tuổi, chiếm 2-5% trong tổng sốtổn thương xương ởgối. Nguyên nhân chủyếu là do tai nạn giao thông và tai nạn thểthao[1].Dựa vào mức độdi lệch của mảnh xương điểm bám DCCT tại mâm chày, Meyer và McKeever phân thành 4 độ[2].ĐộI: Mảnh xương không di lệch hoặc di lệch ítĐộII: Mảnh xương bịdi lệch một phần, phần sau còn dính với mâm chày.ĐộIIIA: Mảnh xương bịnhổhoàn toàn, không còn dính với mâm chày.ĐộIIIB: Mảnh xương bịnhổhoàn toàn và gãy thành nhiều mảnh.Điều trịbảo tồn đối với các trường hợp mảnh xương không hoặc ít di lệch (độI và độII). Điều trịphẫu thuật chỉđịnh cho các trường hợp bong điểm bám DCCT độIIIA và IIIB nhằm mục đích đưa mảnh gãy vềvịtrí giải phẫu và trảlại độcăng của dây chằng. Có nhiều phương pháp cốđịnh điểm bám DCCT trong phẫu thuật nội soi hoặc mổmởnhư: bắt vít xốp, buộc néo ép chỉthép hoặc khâu cốđịnh bằng chỉsiêu bền [3], [4], [5], [6]. Phương pháp khâu luồnsố8 bằng chỉsiêu bền cốđinh điểm bám DCCT qua đường hầm mâm chày dưới nội soi được Zhao J. và cs [7] thực hiện từnăm 1998. Hiện nay phương pháp này được sửdụng phổbiến [6]. Theo nghiên cứu cảu Wolf và cs [8] so sánh độchịu lực căng tối đa của 4 phương pháp cốđịnh điểm bám DCCT (bảng 1) cho kết luận: Khâu cốđịnh sẽvững chắc hơn bắt vít trong đó khâu bằng chỉsiêu bền có kết quảtốt nhất