KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI XÃ ĐÔN CHÂU HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH NĂM 2021
Nguyễn Thị Mỹ Hòa1
1 Trường Đại học Trà Vinh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức đúng, thực hành đúng về bệnh tiêu chảy và một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng, thực hành đúng về bệnh tiêu chảy ở người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại Xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh năm 202. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế ngiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 300 người chăm sóc trẻ, bằng phương pháp chọn mẫu PPS. Kết quả: Tỷ lệ người chăm sóc trẻ có kiến thức đúng là 39,3% . Tỷ lệ người chăm sóc trẻ có thực hành đúng là 40%. Và một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng, thực hành đúng là nghề nghiệp, tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và tiền căn tiêu chảy ở trẻ. Kết luận: Cần hướng dẫn thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy ở nhóm nghề nội trợ, tăng cường khuyến khích người chăm sóc trẻ đưa trẻ đi khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.01005 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Trong những năm gần đây tình hình tiêu chảy có xu hướng tăng là vấn đề đáng quan tâm của sức khỏe cộng đồng, trẻ em dưới 5 tuổi có thể mắc nhiều loại bệnh khác nhau, nhưng đứng đầu vẫn là bệnh tiêu chảy. Đây là loạibệnh lây qua đường tiêu hóa hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhất là ở các nước đang phát triển,cũnglà nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ, chiếm khoảng 8% tổng số ca tử vong năm 2016. Trên thế giới có khoảng 1,7 tỷ trường hợp tiêu chảy ở trẻ em mỗi năm và có khoảng 525.000 trường hợp tử vongdo tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi, hơn một nửa trong số này là ở Châu Phi và Nam Á. Theo thống kê y tế (2014) tỷ lệ mắc tiêu chảy là 624,14/100.000 dân[2]. Tại Trà Vinh theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh năm 2020 toàn tỉnh có 1.460 người mắc bệnh tiêu chảy đứng đầu trong danh sách 28 bệnh lây nhiễm.Xã Đôn Châu là một xã nghèo của tỉnh Trà Vinh, với tình trạng kinh tế còn chưa phát triển, cho nên người chăm sóc chính cho trẻ không hoàn toàn là ba mẹ của trẻ mà chỉ là người thân trong gia đình chủ yếu là ông bà của trẻ, họ chưa được tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng để xử trí trẻ bị tiêu chảy. Tại xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải vào khoảng thời giannăm 2019 –2020 có đến 150 trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tăng 25% so với cùng kì năm trước. Để tìm hiểu nguyên nhân gây gia tăng số lượng trẻ em bị tiêu chảy chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ tiêu chảy của người chămsóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Đôn Châu nhằm xác định tỷ lệ kiến thức đúng, thực hành đúng tình hình và một số yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến kiến thức đúng, thực hành đúng của các người chăm sóc trẻ tại địa phương. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em góp phần nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như cải thiện tầm vóc, giảm các nguy cơ bất lợi do tiêu chảy qua mức.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi, Trà Vinh
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2009), "Tài liệu hướng dẫn xử lý tiêu chảy ở trẻ em, ban hành kèm theo quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28/10/2009". tr. 57.
2. Bộ Y tế (2014), Niên giám thống kê 2014, Nhà xuất bản Y học.tr.1-210.
3. Phan Thị Bích Ngọc và Phạm Văn Nhu (2009), "Nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Nghĩa An huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi năm 2007". Tạp chí Y học thực hành, 654 (2). tr. 1-4
4. Lê Thanh Nguyên (2016), Kiến thức -thực hành của người chăm sóc trẻ có con từ 3 – 5 tuổi về chăm sóc dinh dưỡng trẻ tiêu chảy tại các trường mẫu giáo thuộc thị xã lagi – tỉnh Bình Thuận, Đaị học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lê Hồng Phúc và Lý Văn Xuân (2006), "Kiến thức, Thái độ, Thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong xử lý bệnh tiêu chảy cấp trẻ em tại nhà ở xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 2004". Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 10(1). 181-184.
6. Nguyễn Thị Kim Quyên (2016), "Khảo sát sự hiểu biết của bà mẹ dân tộc ít người về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk". Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 20(4 ). tr. 137- 140.
7. Mạc Hùng Tắng và Trần Đỗ Hùng (2012), "Khảo sát kiến thức phòng chống tiêu chảy cấp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang năm 2010". Y học thực hành, 4(816). tr.130-134.
8. Đỗ Quang Thành (2010), "Nguyên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang". Đại học Y Dược TP.HCM. tr. 76-78.