Khảo sát sự thay đổi số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân bỏng nặng

Khảo sát sự thay đổi số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân bỏng nặng
Nguyễn Ngọc Sơn1, Lê Đức Mẫn1, Lê Thị Thu Huyền2
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân bỏng nặng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu ở 37 bệnh nhân bỏng nặng vào viện trong 24 giờ đầu sau bỏng từ tháng 3/2020 – 11/2020 tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Kết quả: Số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất ở ngày 3 sau bỏng (96,32 ± 38,42 G/l), tăng dần từ ngày 7 và về mức giới hạn bình thường ở ngày 14 và 21 sau bỏng. Số lượng tiểu cầu khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm so với thời điểm nhập viện. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm tiểu cầu < 150G/l chiếm tỷ lệ cao nhất ở ngày 3 sau bỏng (89,19%). Tại thời điểm ngày 7 sau bỏng, tiểu cầu có giá trị tiên lượng nhiễm khuẩn huyết với AUC = 0,712, độ nhạy 58,3% và độ đặc hiệu 79,2% (p < 0,05).
Số lượng tiểu cầu ở nhóm tử vong thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm được cứu sống tại các thời điểm từ ngày thứ 7 sau bỏng (p < 0,05). Có mối liên quan nghịch mức độ chặt chẽ giữa số lượng tiểu cầu với tỷ lệ tử vong tại thời điểm ngày 7 (r = -0,502), ngày 14 (r = -0,511) và 21 (r = -0,617) sau bỏng.
Kết luận: Số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất ở thời điểm ngày thứ 3 sau bỏng và thấp hơn ở nhóm tử vong. Số lượng tiểu cầu tại thời điểm ngày thứ 7 có ý nghĩa tiên lượng nhiễm khuẩn huyết với AUC = 0,712, độ nhạy 58,3% và độ đặc hiệu 79,2% (p < 0,05). Số lượng tiểu cầu liên quan nghịch mức độ chặt chẽ với tử vong tại thời điểm ngày 7, ngày 14 và 21 sau bỏng.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.01994

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0978.770.836