KHẢO SÁT TÍNH HỢP LÝ VÀ ĐÁP ỨNG VỚI KHÁNG SINH CARBAPENEM TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI

KHẢO SÁT TÍNH HỢP LÝ VÀ ĐÁP ỨNG VỚI KHÁNG SINH CARBAPENEM TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI
Nguyễn Thị Mai Hoàng1, Nguyễn Phương Trang1, Phạm Hồng Thắm2, Nguyễn Ngọc Khôi1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng hợp lý và đáp ứng với carbapenem trên bệnh nhân (BN) cao tuổi tại khoa Lão, bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của BN điều trị nội trú tại khoa Lão, có sử dụng carbapenem từ 01/10/2020 – 31/03/2021. Tính hợp lý của carbapenem được đánh giá dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế 2015, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh 2018 và Hội Bệnh Nhiễm Hoa Kỳ và Sanford Guide 2020. Đáp ứng với kháng sinh (ĐƯKS) được đánh giá tại thời điểm 3 ngày sau khi sử dụng và khi ngưng carbapenem dựa trên cải thiện về lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả: Tỷ lệ hợp lý về chỉ định và liều carbapenem của 113 BN lần lượt là 94,7% và 55,8%. Liều dùng không hợp lý do không phù hợp với chức năng thận của BN. Tỷ lệ BN có ĐƯKS sau 3 ngày và khi ngưng thuốc lần lượt là 35,3% và 34,3%. Tỷ lệ BN thiếu dữ kiện đánh giá ĐƯKS sau 3 ngày và trước khi ngưng sử dụng lần lượt là 27,5% và 17,6%. Kết luận: Tỷ lệ hợp lý về liều carbapenem và ĐƯKS trên người cao tuổi chưa cao. Cần chỉnh liều carbapenem theo chức năng thận và theo dõi cận lâm sàng trên BN cao tuổi. 

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00875

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Sử  dụng  kháng  sinh  (KS)  không  hợp  lý  là nguyên nhân quan trọng nhất khiến vi khuẩn gia tăng  đề  kháng.  Carbapenem  là  phân  nhóm  KS thuộc họ beta-lactam có phổ kháng khuẩn rộng và hiệu lực diệt khuẩn mạnh, đặc biệt là imipenem và meropenem được khuyến cáo để dành cho những nhiễm trùng nặng do vi khuẩn Gram âm đề kháng với các KS sử dụng đầu tay [1]. Ngườicao tuổi là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng đa kháng cao do tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiều bệnh mắc kèm. Sử dụng KS ở đối tượng người cao tuổi cũng có những khó khăn riêng như biểu hiện nhiễm trùng không rõ ràng dẫn đến chậm trễ trong điều trị [2].  Ngoài  ra,  nguy  cơ  tác  dụng  không  mong muốn ở người cao tuổi thường gia tăng do tương tác thuốc, thay đổi dược động học của thuốc…. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình sử dụng KS  nói  chung  và  carbapenem nói riêng trên đối tượng người cao tuổi. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm ghi nhận và  đánh  giá  tính  hợp  lý  trong  sử  dụng  KS carbapenem  và  đáp  ứng  điều  trị  với  phác  đồ chứa carbapenem trên bệnh nhân (BN) cao tuổi điều trị nội trú tại Khoa Lão, bệnh viện Nhân Dân Gia Định