Luận văn Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sinh tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2014.Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) luôn được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới, cho dù cho xã hội đó có phát triển nhanh như thế nào thì việc NCBSM cũng được quan tâm vì tính ưu việt của sữa mẹ. Tầm quan trọng, việc duy trì, lợi ích của nuôi trẻ bằng sữa mẹ và các phương pháp nuôi dưỡng trẻ nhỏ luôn được ưu tiên trong các chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, về phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. NCBSM là biện pháp tự nhiên mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, nhiều hiệu quả bảo vệ sức khỏe bà mẹ và bé [16], [17]. Sữa mẹ chứa hàng trăm thành phần dinh dưỡng và các yếu tố bảo vệ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể của bé. Đặc biệt, sữa non là dòng sữa đầu tiên do bầu vú tiết ra rất giàu năng lượng, vì vậy ngay trong giờ đầu sau sinh cần cho bé bú mẹ [4]. Nhiều năm trước đây các nhà nghiên cứu đã biết sữa mẹ cung cấp nhiều ích lợi cho sức khỏe của bé, hạ thấp tỷ lệ: tiêu chảy, phát ban, dị ứng thức ăn và nhiều vấn đề Y Khoa nữa, khi so sánh với những bé được nuôi bằng sữa bò [22]. Bà mẹ NCBSM giúp phát triển mối quan hệ gần gủi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con [16]. Ngoài ra việc NCBSM rất kinh tế vì có thể tiết kiệm cho nhà nước hàng triệu USD vào việc sản xuất, vận chuyển phân phối các sản phẩm, thực phẩm dùng để chữa trị, phục hồi cho các trẻ em bị suy dinh dưỡng [13]. Mặc dù lợi ích như vậy, hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam chưa thực hiện tốt cho bé bú đúng phương pháp.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00300 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|
Theo UNICEF ước tính 1.3 triệu trẻ chết hàng năm bởi không được NCBSM hoàn toàn trong vòng sáu tháng đầu mà được nuôi bằng các thực phẩm bổ sung khác [24]. Theo Anthony Bloomberg, đại diện UNICEF ở Việt Nam thì chỉ có chưa đến 1/3 các bà mẹ NCBSM trong 4 tháng đầu. Tỷ lệ trung bình Thế Giới là khoảng 40%. Tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ở Việt Nam giảm xuống còn 5% khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Đây là một trong các vùng có tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thấp nhất và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ [13]. Thêm vào đó là trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ không có nhiều thời gian dành cho con bú. Nguyên nhân chủ yếu là thái độ xã hội, trong đó thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng,2 nhất là người chồng. Các bậc ông, bà, thiếu kiến thức và các bà mẹ chưa ý thức được vai trò quan trọng của việc NCBSM. Nhân viên y tế có thể giúp bà mẹ có những quyết định nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. Tại Việt Nam, hầu hết phụ nữ mang thai được chăm sóc trước sinh. Các bà mẹ thường đi khám thai nhiều lần trong suốt thời gian mang thai và đa số sinh con tại bệnh viện, nhà hộ sinh hoặc cơ sở y tế ở địa phương. Trong thời gian này, nhân viên y tế sẽ có cơ hội để tư vấn, hỗ trợ và cung cấp thông tin giáo dục cho phụ nữ, giúp họ biết cách nuôi dưỡng trẻ tốt nhất. Để tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ về vấn đề này, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sinh tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2014”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sinh tại khoa sản Bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2014.
2. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân với kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sinh tại khoa sản Bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2014
MỤC LỤC
TÓM TẮT ………………………………………………………………………………………………… vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….3
Chương 1……………………………………………………………………………………………………..4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………………..4
1.1. Một số khái niệm và lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ: ………………………………..4
1.2. Tình hình NCBSM trên Thế Giới và Việt Nam: …………………………………………11
1.2.1. Tình hình NCBSM trên Thế Giới: ………………………………………………..11
1.2.2. Tình hình NCBSM Ở Việt Nam: ………………………………………………….12
1. . Mô hình sinh thái về NCBSM và một số yếu tố liên quan [15]…………………….15
1.4. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu: ………………………………………………………………..16
Chương 2……………………………………………………………………………………………………18
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………18
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………………………………18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:……………………………………………………………18
2. . Thiết kế nghiên cứu:……………………………………………………………………………….18
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: ……………………………………………………………………………….18
2. . Phương pháp chọn mẫu:………………………………………………………………………….19
2. . Phương pháp thu thập số liệu:………………………………………………………………….19
2.7. Biến số nghiên cứu: được xây dựng thành 3 nhóm sau ……………………………….19
2.8. Tiêu chí đánh giá:…………………………………………………………………………………..20
2. . Phương pháp phân tích số liệu:………………………………………………………………..20
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: …………………………………………………………….21
Chương 3……………………………………………………………………………………………………22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….22
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………….22
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của sản phụ về NCBSM………………..23
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về NCBSM………….29iv
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………………..40
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..47
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………48
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..49
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..52
Phụ lục 1: PHIẾU HỎI………………………………………………………………………………….52
Phụ lục 2: Danh sách các cán bộ tham gia nghiên cứu:……………………………………..60
Phụ lục 3: Các biến số nghiên cứu:…………………………………………………………………61
Phụ lục 4: Cách tính điểm kiến thức, thái độ, thực hành ……………………………………71v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu……………………………………….22
Bảng .2: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ …………………………………………………23
Bảng . : Thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ …………………………………………………….25
Bảng .4: Thực hành về NCBSM đối với những bà mẹ sinh thường ………………….26
Bảng . : Thực hành về NCBSM đối với những bà mẹ mổ đẻ. …………………………27
Bảng 3.6: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về NCBSM…………………..29
Bảng 3.7: Một số yếu tố liên quan đến thái độ đúng về NCBSM………………………31
Bảng 3.8: Một số yếu tố liên quan đến thực hành đúng về NCBSM……………………33
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về NCBSM ………….35
Bảng 3.10: Liên quan giữa đặc điểm cá nhân và kiến thức về NCBSM ………… .36
Bảng 3.11: Liên quan giữa đặc điểm cá nhân và thái độ về NCBSM………………37
Bảng 3.12: Liên quan giữa đặc điểm cá nhân và thái độ về NCBSM …………….