Luận văn Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống cúm gia cầm của người dân huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam năm 2008.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm ở các loài lông vũ gây ra bởi các virus cúm týp A. Trong các loại cúm gia cầm týp A thì cúm gia cầm do phân typ H5N1 gây ra là đáng chú ý hơn cả do nó có thể gây bệnh cho cả gia cầm và người với bệnh cảnh nặng nề và tỷ lệ tử vong cao tới 56.4% [5]. Cúm gia cầm đã và đang là vấn đề thời sự ở nhiều quốc gia trong thời gian qua và đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Bệnh cúm gia cầm H5N1 xuất hiện lần đầu vào năm 1997 ở Hồng Kông với 18 bệnh nhân trong đó 6 trường hợp tử vong [5]. Đến năm 2003 cúm gia cầm H5N1 lại bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, hiện nay đã có 61 quốc gia trên thế giới báo cáo về cúm gia cầm [12]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới tính đến ngày 21/4/2009, cúm gia cầm H5N1 đã và đang gây bệnh cho người ở 15 quốc gia trên toàn thế giới với 420 ca mắc cúm gia cầm và 257 ca tử vong [52]. Tại Trung Quốc, kể từ trường hợp đầu tiên được xác nhận là nhiễm cúm H5N1 năm 2006, đã có 38 trường hợp nhiễm cúm H5N1, trong đó 25 trường hợp đã tử vong. Tại Thái Lan đã có 25 trường hợp nhiễm cúm với 17 trường hợp tử vong [52]. Hiện nay cúm gia cầm xuất hiện nhiều nhất là ở châu Á, trong đó Inđônêsia là quốc gia có số trường hợp nhiễm cúm H5N1 và tử vong do cúm H5N1 cao nhất với 141 trường hợp mắc và 115 trường hợp tử vong [52, 56]. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới, nếu không có các biện pháp dự phòng tốt, cúm gia cầm týp A có thể gây nên một đại dịch làm tử vong từ 2 đến 7 triệu người với hàng tỷ người mắc bệnh [6].
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0093 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng rất lớn bởi virus cúm gia cầm H5N1. Kể từ tháng 12/2003 tới nay đã có 6 đợt dịch cúm gia cầm tại 61 tỉnh thành phố với 110 ca mắc bệnh với 55 ca tử vong [15, 51, 56, 60].
Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc khống chế, kiểm soát dịch cúm gia cầm và đã đạt được một số thành công nhất định nhưng dịch vẫn tồn tại và tái diễn vì nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm túc các quy định và hướng dẫn việc phòng chống dịch cúm gia cầm. Hiện nay Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đại dịch [15].
Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những nỗ lực phòng chống dịch bệnh của Chính phủ thì kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống cúm gia cầm vẫn là vấn đề quan trọng của việc thanh toán bệnh dịch này. Nhận thức được điều đó, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng vào công tác truyền thông nâng cao kiến thức của người dân với hy vọng khi người dân hiểu biết đầy đủ về bệnh thì họ sẽ hành động để bảo vệ cho sức khoẻ của bản thân và cộng đồng.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về cúm gia cầm, các nghiên cứu tập trung nhiều vào nghiên cứu gen và nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của người chăn nuôi và người dân tại Úc [35], Mỹ [33, 41], Myanmar [36], Burkina Faso và Nigeria [46], Georgia [45], Ý [24], Trung Quốc [47], Thái lan [34, 43], Afghanistan [42] và Campuchia [32]. Các nghiên cứu trên đều cho kết quả tương tự là mặc dù người dân có kiến thức tốt về cúm gia cầm nhưng kiến thức về nguyên nhân, nguồn lây nhiễm, triệu chứng bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh còn hạn chế [24, 34, 44, 47]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cúm gia cầm có nguy cơ lan truyền từ người sang người và vì vậy có thể gây thành đại dịch [44, 47], và những người có tiếp cận với thông tin về CGC có thái độ và thực hành tốt hơn [24, 34]. Tuy nhiên, sự khác biệt về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân giữa vùng dịch và vùng không có dịch còn ít được nghiên cứu trên thế giới, trừ nghiên cứu ở Myanmar [36
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIRUS CÚM VÀ BỆNH CÚM 4
1.1.1. Virus cúm 4
1.1.2 Bệnh cúm 6
1.2. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM TÝP A (H5N1) 15
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
PHÒNG, CHỐNG CÚM GIA CẦM 20
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 20
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 25
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 31
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 32
2.4. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH CHỌN MẪU 32
2.5. BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 34
2.6. KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN 37
2.7. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 38
2.8. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH 39
2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
3.1.1. Thông tin về đối tượng và hộ gia đình nghiên cứu 41
3.1.2. Thực trạng việc tiếp cận thông tin về CGC của ĐTNC 43
3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH CGC 46
3.2.1. Kiến thức của người dân về phòng, chống dịch CGC 46
3.2.2. Thái độ phòng, chống bệnh CGC 52
3.2.3. Thực hành phòng chống cúm gia cầm 55
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ VỚI KIẾN THỨC,
THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG BỆNH CGC 59
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH (CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG,
CHỐNG CGC) 65
3.4.1. Những khó khăn trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm của người
dân 65
3.4.2. Những hoạt động đã và đang thực hiện tại địa phương nghiên cứu để
phòng, chống cúm gia cầm: 66
3.4.3. Hiệu quả các biện pháp 67
3.4.4. Khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các biện pháp phòng,
chống cúm gia cầm 68
3.4.5. Đề xuất của các ĐTNC về biện pháp phòng, chống cúm gia cầm 69
Chương 4. BÀN LUẬN 72
4.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG
BỆNH CÚM GIA CẦM 72
4.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CGC 81
4.3. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU 84
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC