Luận văn thạc sĩ y học KIẾN THỨC VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI 3 XÃ HUYỆN KIẾN THỤY- HẢI PHÒNG NĂM 2013.Bệnh tay chân miệng (TCM) là một trong những bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với mức độ lây nhiễm nhanh, khi có biến chứng có thể tử vong nhanh chóng nếu không xử trí kịp thời . Bệnh chưa có thuốc đặc trị và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh [1].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2017.00389 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Toronto – Canada vào năm 1957. Năm 1959 được đặt tên là bệnh TCM tại vụ dịch ở Birmingham – Anh và xác định Coxsackievirus A16 là tác nhân gây bệnh. Năm 1970 tại vụ dịch ở New York – Hoa Kỳ người ta phân lập được tác nhân gây bệnh TCM là Enterovirus
71. Tại Trung Quốc, trường hợp nhiễm bệnh TCM đầu tiên vào năm 1981 tại thành phố Thượng Hải, sau đó lan sang các tỉnh thành phố khác như Bắc Kinh, Quảng Đông. Tại Đài Loan đã xảy ra 2 đợt bùng phát dịch vào năm 1998 với tổng số 129 106 trường hợp, có 405 trường hợp nặng và 78 trường hợp tử vong. Trong các vụ dịch này, chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và các biến chứng thường gặp như viêm màng não nước trong, phù phổi, chảy máu phổi, liệt và viêm cơ tim [7], [12].
Tại Việt Nam, bắt đầu xuất hiện một vài ca TCM vào năm 2002. Tới năm 2005, một vụ dịch TCM quy mô lớn đã xảy ra tại khu vực phía Nam, khiến 746 trẻ nhập viện, 3 trẻ tử vong. Trong các năm từ 2008 – 2010, mỗi năm phía nam ghi nhận khoảng 10.000 ca bệnh. Năm 2011, cả nước ghi nhận hơn 112 nghìn trường hợp mắc bệnh TCM tại 63 tỉnh/thành phố, trong đó có 169 người đã tử vong. Số người mắc bệnh tập trung chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi (91%), trong số trường hợp tử vong trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 98%. Năm 2012, trong 9 tháng đầu năm có hơn 93.000 người mắc bệnh TCM, trong đó 41 trường hợp tử vong [3], [7]. Như vậy, trước năm 2002 ở Việt Nam chưa từng mắc ca TCM nào thì đến nay bệnh đã phổ biến khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước, tỉ lệ mắc bệnh cao và đặc biệt tỉ lệ tái nhiễm cao. Trong một năm trẻ có thể mắc bệnh TCM nhiều lần [12], [14].
Tại Hải Phòng, trong quí 1 năm 2012, Hải Phòng đã ghi nhận 1461 ca mắc TCM và dẫn đầu cả nước về số ca nhiễm mới cũng như tỷ lệ mắc/100.000 dân với số mắc trung bình mỗi tuần là 171 trường hợp. Theo báo cáo của sở y tế Hải Phòng, số bệnh nhân TCM điều trị tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng chiếm 1/3, số còn lại nằm rải rác tại cộng đồng, tập trung ở các huyện An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và quận Dương Kinh. Trong khi đó, hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Trẻ dưới 5 tuổi là lứa tuổi nhỏ, chưa thể tự thực hiện các biện pháp phòng bệnh nên sự gia tăng số mắc, tử vong phụ thuộc nhiều vào kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ, chủ yếu là các bà mẹ, trong việc vệ sinh phòng chống bệnh TCM . Do vậy, việc tìm hiểu thực trạng kiến thức của các bà mẹ là hết sức quan trọng.
Phạm Thanh Bình, Vũ Thị Minh Hạnh và CS đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thái độ và hành vi thực hành của nhóm chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi và đề xuất giải pháp truyền thông” tại 6 tỉnh/thành: Thái Bình, Lào Cai, Thanh Hóa, Kon Tum, Thành phố Hồ Chí Minh, Trà Vinh [10]. Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm và CS tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về phòng chống bệnh tay chân miệng” tại Tiền Giang [29].
Tại Hải Phòng, Trần Thị Uyển và CS tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện trẻ em Hải Phòng 2012” [24]. Hiện chưa có một nghiên cứu nào về kiến thức của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng tại cộng đồng. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức về bệnh TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện Kiến Thụy- Hải Phòng.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh TCM của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện Kiến Thụy- Hải Phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay- chân- miệng.
2. Bộ Y tế (2011b), tài liệu về tay chân miệng.
3. Đinh Thị Diễm Thúy, Phan Thị Thiềm, Nguyễn Trần Nam (2012), “Khảo sát hiệu quả khả năng phát hiện bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng bằng tờ theo dõi mỗi giờ được sử dụng cho thân nhân bệnh nhi tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 2”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16, phụ bản của số 4, tr. 56- 61.
4. Giáo dục sức khỏe (tháng 08/2011), “ Một số lời khuyên trong phòng chống bệnh Tay- Chân- Miệng”.
5. Hồ Thị Thiên Ngân, Phan Thanh Bình, Bùi Thị Hồng Loan, Nguyễn Trung Hòa, Lê Văn Tuân (2013), “Đánh giá hiệu quả của dự án can thiệp cộng đồng trong phòng chống bệnh tay chân miệng tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh (6/2011- 12/2012)”, Tạp chí y học dự phòng, 10 (146).
6. Hoàng Ngọc Anh Tuấn và CS (2012), “Tình hình bệnh tay chân miệng điều trị tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Đắklắk năm 2011”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16, phụ bản của số 2, tr. 29- 37.
7. Nguyễn Quang Tuấn, Trịnh Thị Ngọc, Nguyễn Văn Dũng và CS (2008), “Chẩn đoán và xử trí bệnh tay chân miệng ”, Y học lâm sàng, 30, tr. 18- 19.
8. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ y tế, Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Thanh Thảo viện Pasteur Thành Phố Hồ chí Minh (2010), Đặc điểm dịch tễ học- vi sinh học bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam, 2008- 2010.
9. Nguyễn Thị Hồng Hà (2008), “Tình hình bệnh tay chân miệng tại phòng khám nhi- bệnh viện trung ương Huế “, Y học Việt Nam, 2, tr. 712- 715.
10. Phạm Thanh Bình, Vũ Thị Minh Hạnh (2012), “ Thực trạng thái độ và hành vi thực hành của nhóm chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi và đề xuất giải pháp truyền thông “, Y học thực hành, 875, tr. 65- 69.
11. Phan Công Hùng, Nguyễn Thị Phương Thúy, Đoàn Ngọc Minh Quân và CS (2013), “Đặc điểm dịch tễ của dịch tay chân miệng tại khu vực phía Nam, năm 2010-2012”, Tạp chí y học dự phòng, 10 (146).
12. Sở y tế Hà Nội (10/2012), Tình hình một số dịch bệnh truyền nhiễm nổi trội tại Việt Nam.
13. Tạp chí khoa học (17/08/2011), Đối phó với dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết tại Việt Nam.
14. Tạp chí y học thực hành (Tháng 06/ 2011), Dinh dưỡng cho trẻ trong mùa bệnh tay chân miệng.
15. Tạp chí y học thực hành (Tháng 03/2012), Phát động Chiến dịch Quốc gia phòng, chống bệnh tay chân miệng.
16. Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Văn Niệm và CS (2008
a) , “Đặc điểm dân số học và biểu hiện lâm sàng bệnh tay chân miệng do Enterovirus “, Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (3), tr. 87- 93.
17. Tăng Chí Thượng, Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Văn Niệm và CS (2008
b) , “ Các yếu tố tiên lượng bệnh tay chân miệng do Enterovirus “, Y học TP. Hồ Chí Minh, 15, phụ bản của số 3, tr. 102- 109.
18. Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Thị Bích Anh, Trương Kim Chi, Nguyễn Thái Sơn (2011), “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2011”, Y học thực hành, 816, 04, tr. 31- 35.
19. Trần Đỗ Hùng, Dương Thị Thùy Trang (2013), “Khảo sát về kiến thức chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng của các bà mẹ tại bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ”, Y học thực hành, 873, tr. 60- 66.
20. Trần Đỗ Hùng, Nguyễn Thị Bích Anh, Trần Viết Tiến, Nguyễn Thái Sơn (2013), “Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ em mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2011”, Tạp chí y học dự phòng, 2 (137).
21. Trần Ngọc Hữu (2011), “Đặc điểm dịch tễ học của bệnh tay chân miệng ở 20 tỉnh thành phía Nam Việt Nam giai đoạn 2005- 2011”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (4), tr. 20- 25.
22. Trần Như Dương, Ngô Huy Tú, Vũ Đình Thiểm (2012), “Dịch chân tay miệng tại miền Bắc Việt Nam, 2011”, Tạp chí y học dự phòng, 7 (134), tr 88.
23. Trần Thanh Huỳnh (2009), “Khảo sát sự hiểu biết các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân của các bà mẹ có con đến khám bệnh viện nhi Đồng Nai năm 2009”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (3), tr. 64- 69.
24. Trần Thị Uyển (2012), Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện trẻ em Hải Phòng 2012.
25. Trường Đại học Y Hà Nội (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khoẻ cộng đồng, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
26. Trương Thị Chiết Ngữ, Đoàn Thị Ngọc Diệp, Trương Hữu Khánh và CS (2007), “ Đặc điểm lâm sàng của bệnh tay chân miệng tại bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007“, Y học TP Hồ Chí Minh, 13, tr. 219- 223.
27. Trương Tỷ (2013), Thực trạng bệnh tay chân miệng khám và điều trị tại các bệnh viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ 2010 đến quý I/ 2013.
28. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương (2012), Cập nhật tình hình bệnh tay chân miệng tại Khu vực Tây Thái Bình Dương đến ngày 14/11/2012.
29. Võ Thị Tiến, Tạ Văn Trầm (2012), “ Kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về phòng chống bệnh tay chân miệng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 16, phụ bản của số 4, tr. 83- 86.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN li
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Đại cương về bệnh tay chân miệng 3
1.1.1 Định nghĩa bệnh tay chân miệng 3
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng: [1], [38], [32], [39], [45], [46], [54] 4
1.1.3. Biến chứng 5
1.1.4 Phân độ lâm sàng [1] 6
1.1.5 Phòng bệnh [1], [2], [14] 7
1.1.5.1 Nguyên tắc phòng bệnh: 7
1.1.5.2 Phòng bệnh tại các cơ sở y tế: 7
1.1.5.3 Phòng bệnh ở cộng đồng: 8
1.2. Thực trạng bệnh tay chân miệng trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1. Trên thế giới 8
1.2.2 Tại Việt Nam 10
1.3. Một số nghiên cứu về bệnh tay chân miệng 11
1.4. Kiến thức 13
1.4.1. Nghiên cứu kiến thức [25] 13
1.4.2. Các nghiên cứu về kiến thức về bệnh tay chân miệng 13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 16
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 16
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 16
2.3. Các phương pháp và công cụ thu thập thông tin 17
2.3.1. Điều tra kiến thức về bệnh tay chân miệng 17
2.3.2. Thảo luận nhóm có trọng tâm 17
2.3.3. Phỏng vấn sâu 18
2.3.4 Các chỉ số nghiên cứu 19
2.4. Các biện pháp khắc phục sai số 20
2.5 Xử lý và phân tích số liệu 20
2.5.1. Xử lý và phân tích số liệu định lượng: 20
2.5.2. Xử lý và phân tích thông tin định tính: 21
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1 Kiến thức về bệnh tay chân miệng 23
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2 Kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng 24
3.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh TCM của các bà mẹ 35
Chương 4: BÀN LUẬN 38
4.1. Kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện
Kiến Thụy, Hải Phòng 38
4.1.1. Đặc điểm địa dư và đối tượng nghiên cứu 38
4.1.2. Kiến thức của các bà mẹ về bệnh tay chân miệng 39
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh TCM các bà mẹ có con dưới 5 tuổi
tại 3 xã huyện Kiến Thụy, Hải Phòng 51
KẾT LUẬN 52
KHUYẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 65
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp 23
Bảng 3.2. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức chung về bệnh tay chân miệng (n=404) 24
Bảng 3.3. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng (n= 404)
25
Bảng 3.4. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về tính lây lan của bệnh tay chân miệng (n=404).. 26 Bảng 3.5. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về tuổi hay mắc bệnh tay chân miệng (n= 404)…. 27 Bảng 3.6. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về triệu chứng lâm sàng bệnh tay chân miệng (n=
404) 27
Bảng 3.7. Tỉ lệ bà mẹ nhận biết đúng hình ảnh trẻ bị tay chân miệng (n=404) (xem phụ
lục 2 ) 28
Bảng 3.8. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về biến chứng bệnh tay chân miệng (n=404) 29
Bảng 3.9. Tỉ lệ bà mẹ biết các dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng (n=404) 30
Bảng 3.10. Tỉ lệ bà mẹ biết các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng (n=404) 31
Bảng 3.11. Tỉ lệ bà mẹ có kiến thức về chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng (n=404) 32
Bảng 3.12. Phân loại mức độ kiến thức của bà mẹ về bệnh tay chân miệng (n=404) …. 34
Bảng 3.13. Phân bố về thời gian trẻ bị bệnh tay chân miệng 35
Bảng 3.14. Liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà
mẹ 35
Bảng 3.15 Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về bệnh tay chân miệng của các
bà mẹ 36
Bảng 3.16. Liên quan giữa con có tiền sử mắc bệnh với kiến thức về bệnh tay chân
miệng của các bà mẹ 36
Bảng 3.17 Liên quan giữa thời gian con mắc bệnh tay chân miệng với kiến thức của các
bà mẹ 37
Bảng 3.18. Liên quan giữa thông tin bệnh với kiến thức về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ 37
Hình 1: Phân bố về trẻ có tiền sử mắc bệnh tay chân miệng (n=404)