KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TRỒNG RAU AN TOÀN VÀ THỰC TRẠNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU SỐNG

KIẾN THỨC THỰC HÀNH VỀ TRỒNG RAU AN TOÀN VÀ THỰC TRẠNG NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VĂN ĐỨC, GIA LÂM, HÀ NỘI
Phạm Văn Hùng1, Đoàn Hữu Thiển1, Nguyễn Duy Thái1
1 Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Rau sống chứa nhiều chất lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên đây cũng có thể là một nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cao cho người ăn nếu rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả thực trạng nhiễm ký sinh trùng trên rau sống và tỉ lệ kiến thức, thực hành đúng về nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên rau sống của 232  người dân trồng rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau sống là 67,2%. Nhiễm trứng giun đũa là 36,2%, nhiễm ấu trùng giun móc/lươn là 51,3%, nhiễm đa bào chung là 60,8%. Tỉ lệ người trồng rau có kiến thức chung ở mức đạt còn thấp (37,1%). Tỉ lệ người trồng rau có thực hành đạt về trồng rau an toàn là 75,0%.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00907

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Rau sống là một món ăn kèm đặc trưng trong ẩm  thực  Việt  Nam.  Rau  sống  rất  tốt  cho  sức khoẻ, cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin  trong  rau  sống  được  bảo  toàn  nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín, một số yếu tố vi lượng, cũng như chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấpmột lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.Tuy nhiên yếu tố đảm bảo an toàn vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu. Những người hay ăn rau sống có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (bón phântươi, phân chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định, tưới rau bằng nguồn nước bẩn) thì lại là tác nhân mang theo vô số mầm  bệnh  mà  mắc  thường  không  nhìn  thấy được: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, trứng giun đũa chó, sán lá gan, bào nang amip, trùng lông, trùng roi. Bệnh do ký sinh trùng đang là vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng, gây ra những tác hại không nhỏ đối với sức khỏe con người: rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu máu, thiếu vitamin, suy nhược cơ thể, nghiêm trọng hơn nữa là gây tắc ruột, áp xe gan, bệnh nang ấu trùng sán gây ra viêm màng nhện… là những bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.Đã có vài nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm ký sinh rùng trên rau sống nhưng đa số các nghiên cứu vừa qua đều chỉ tập trung nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau tại chợ, siêu thị, nhà hàng, quán ăn và với tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau từ  79,3 -97,1%  là  rau  đã  qua  quá  trình  vận chuyển, bảo quản, bày bán và xử lý rồi đến tay người  tiêu  dùng  và  chưa  phản  ánh  chính  xác thực tế tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau lúc còn ở tại vườn.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rau sống, ký sinh trùng, trồng rau an toàn

Tài liệu tham khảo
1. Huỳnh Ngọc Thảo, Lê Văn Sơn, Lê Thành Tài. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng trên rau sống và kiến thức, thực hành của người trồng rau tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu năm 2017. Tạp chí Y dược học Cần Thơ 2019;19 
2. Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9016: 2011 Rau tươi – Phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất. 2011. 
3. Trần Xuân Mai, và cộng sự. Ký sinh trùng y học. Giáo trình đại học. Nhà xuất bản Y học; 2010. 
4. Lê Thị Tuyết, Nguyễn Quốc Tiến, và cộng sự. Tình trạng ô nhiễm trứng giun trong các mẫu rau tại xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. 2005;6:49-53. 
5. Lê Lợi, Hoàng Tiến Cường, Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Thị Hồng Thúy. Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh tại một số chợ, cửa hàng rau tại Thành phố Nam Định. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013;Phụ bản số 1(17):179-183. 
6. Trần Thị Hồng. Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2007;2(11):82-86. 
7. Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương Ân, Trần Thị Hồng. Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2007;phụ bản số 2(11):130-135. 
8. Quách Kim Ngọc Tỉ lệ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng đường ruột trên rau ăn sống bán tại các chợ trên địa bàn Quận 2, TP. Hồ Chí Minh năm 2014. 2014; 
9. Lê Thị Mỹ Hương. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ăn sống được bán tại các chợ trên địa bàn quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. 2014;