Khóa luận tốt nghiệp Kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Loãng xương là một bệnh phổ biến nhất hiện nay ở người lớn tuổi, chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Trên thế giới, có tới 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương [1]. Năm 2010, Liên Minh Châu Âu có 22 triệu phụ nữ và 5,5 triệu nam giới bị loãng xương [2]. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, số người bị loãng xương là 8 triệu phụ nữ và 1-2 triệu nam giới [3]. Ở Việt Nam, có tới 23% số phụ nữ từ 50 đến 65 tuổi bị loãng xương ở cổ xương đùi [4].
Loãng xương có thể gây ra gãy xương và các biến chứng, di chứng nặng nề. Gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở xương cột sống, cổ xương đùi và đầu xa xương cẳng tay [5]. Theo báo cáo của Hiệp hội loãng xương quốc tế (IOF) năm 2008, trên thế giới có khoảng 1/3 phụ nữ và 1/5 đàn ông trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương. Dự báo tới năm 2050, toàn thế giới sẽ có khoảng 6,3 triệu người gãy cổ xương đùi do loãng xương và 51% số này sẽ ở các nước châu Á [6]. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 100.000 nữ và 67.000 nam giới bị gãy xương; trong đó số ca gãy cổ xương đùi ở nữ là 17.000 và ở nam là 6.300. Gãy xương là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ. Khoảng một nửa số phụ nữ bị gãy xương chết trong 7 năm đầu và một nửa số nam giới bị gãy xương chết trong vòng 5 năm. Những bệnh nhân sống sót sau gãy xương cũng mắc nhiều biến chứng và chất lượng cuộc sống giảm đáng kể [7].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00334 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|
Loãng xương gây thiệt hại lớn về kinh tế. Hàng năm chi phí cho loãng xương ở Mỹ là 17,9 tỷ USD, ở Úc là 7,4 tỷ USD, ở Châu Âu là 350 triệu EUR, ở Anh là 1,7 tỷ pounds [8]. Tại Việt Nam, chi phí điều trị cho mỗi ca gãy cổ xương đùi tại bệnh viện ít nhất vào khoảng 30 triệu đồng [9].
Loãng xương gây nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ tử vong nhưng khi chưa có biến chứng, bệnh hầu như không có biểu hiện lâm sàng [1]. Vì vậy, việc phát hiện các đối tượng có yếu tố nguy cơ loãng xương để tiến hành tiến hành tư vấn, theo dõi, phòng bệnh là vấn đề quan trọng.
Bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương. Có 55% bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày bị gãy xương cột sống và/hoặc giảm mật độ xương. Nguy cơ bị biến dạng xương đốt sống ở bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày tăng gấp 6 lần [10]. Bệnh nhân sau phẫu thuật nối thông túi hồi tràng-hậu môn (IPPA) để điều trị bệnh viêm ruột có tỉ lệ 13-32% bị loãng xương và 26-55% bị giảm mật độ xương [11].
Đánh giá kiến thức loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa là quan trọng, dựa vào đó, nhân viên y tế có thể đề ra các biện pháp tư vấn hợp lý giúp bệnh nhân nâng cao kiến thức về bệnh loãng xương. Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá kiến thức về bệnh loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiêu hóa. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện tại Đại học Y Hà Nội.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương của bệnh nhân sau phẫu thuật tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương về xương 3
1.1.1. Cấu trúc mô học của xương 3
1.1.2. Sự phát triển của xương 3
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa xương. 4
1.2. Loãng xương 4
1.2.1. Định nghĩa loãng xương 4
1.2.2. Phân loại loãng xương 5
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng của loãng xương 5
1.2.4. Triệu chứng cận lâm sàng của loãng xương 6
1.2.5. Chẩn đoán loãng xương 6
1.2.6. Điều trị 9
1.3. Các nghiên cứu về kiến thức bệnh loãng xương trên thế giới và tại Việt Nam 11
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 11
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 13
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 13
2.2.2. Công thức chọn mẫu 13
2.3. Công cụ nghiên cứu 14
2.3.1. Bộ câu hỏi 14
2.3.2. Cách tính điểm 14
2.4. Các bước thu thập số liệu 15
2.5. Phân tích và xử lý số liệu 15
2.6. Hạn chế của nghiên cứu và các sai số mắc phải 16
2.6.1. Hạn chế của nghiên cứu 16
2.6.2. Sai số 16
2.6.3. Các biện pháp khắc phục 16
2.7. Đạo đức của nghiên cứu 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 18
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi 18
3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính 18
3.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực sống 19
3.1.4. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 20
3.1.5. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 20
3.1.6. Nguồn kiến thức chủ yếu về loãng xương của đối tượng nghiên cứu 21
3.1.7. Đặc điểm bệnh, thời gian bị bệnh và số lần vào viện của đối tượng nghiên cứu 21
3.2. Điểm trả lời bộ câu hỏi của đối tượng nghiên cứu 22
3.2.1. Kết quả trả lời bộ câu hỏi của đối tượng nghiên cứu 22
3.2.2. Điểm trả lời bộ câu hỏi của đối tượng nghiên cứu 23
3.3. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và một số yếu tố 24
3.3.1. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và tuổi của đối tượng nghiên cứu 24
3.3.2. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và giới tính của đối tượng 24
3.3.3. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và khu vực sống của đối tượng nghiên cứu 25
3.3.4. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 25
3.3.5. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 26
3.3.6. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và nguồn kiến thức chủ yếu về loãng xương của đối tượng nghiên cứu. 27
3.3.7. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và bệnh của đối tượng nghiên cứu 28
3.3.8. Liên quan giữa kiến thức về loãng xương và thời gian bị bệnh của đối tượng nghiên cứu. 28
3.3.9. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và số lần phải nhập viện của đối tượng nghiên cứu 29
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 30
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 30
4.2. Kiến thức về loãng xương của đối tượng nghiên cứu 31
4.2.1. Tổng điểm bộ câu hỏi về kiến thức bệnh loãng xương của đối tượng nghiên cứu 31
4.2.2. Kiến thức chung về bệnh loãng xương của đối tượng nghiên cứu 32
4.2.3. Kiến thức yếu tố nguy cơ loãng xương của đối tượng nghiên cứu 34
4.2.4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hậu quả bệnh loãng xương 36
4.2.5. Điểm phần điều trị bệnh loãng xương của đối tượng nghiên cứu 37
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về loãng xương 38
4.3.1. Ảnh hưởng của một số đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu đến kiến thức về loãng xương 39
4.3.2. Ảnh hưởng của các đặc điểm của bệnh tật đến kiến thức về loãng xương của đối tượng nghiên cứu 40
KẾT LUẬN 41
KIẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 20
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 20
Bảng 3.3. Nguồn kiến thức chủ yếu về loãng xương của đối tượng nghiên cứu 21
Bảng 3.4. Bệnh, thời gian bị bệnh và số lần vào viện của đối tượng nghiên cứu 21
Bảng 3.5. Điểm trả lời bộ câu hỏi của đối tượng nghiên cứu 23
Bảng 3.6. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và tuổi của đối tượng nghiên cứu 24
Bảng 3.7. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và giới tính của đối tượng 24
Bảng 3.8. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và khu vực sống của đối tượng nghiên cứu 25
Bảng 3.9. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 25
Bảng 3.10. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 26
Bảng 3.11. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và nguồn kiến thức chủ yếu về loãng xương của đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.12. Liên quan giữa kiến thức về loãng xương và bệnh của đối tượng nghiên cứu 28
Bảng 3.13. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và thời gian bị bệnh của đối tượng nghiên cứu 28
Bảng 3.14. Liên quan giữa kiến thức loãng xương và số lần phải nhập viện của đối tượng nghiên cứu 29