Liều điều trị và tác dụng không mong muốn của Propranolol trên bệnh nhân người lớn bỏng nặng
Phan Quốc Khánh1, Nguyễn Như Lâm2
1 Bệnh viện Quân y 4 / Quân khu IV
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định liều điều trị trung bình, các yếu tố ảnh hưởng đến liều điều trị và tác dụng không mong muốn của Propranolol trên 62 bệnh nhân người lớn bỏng nặng. Kết quả cho thấy, để đạt được mục tiêu giảm nhịp tim 15 – 20%, liều điều trị Proranolol là 1,85 ± 0,52/kg/ngày. Các tác dụng không mong muốn ghi nhận được gồm nhịp tim chậm (1,6%), hạ huyết áp (11,3%), hạ glucose máu (17,74%). Tuổi, giới tính, diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu không ảnh hưởng đến liều Propranolol.
Tăng chuyển hóa ở bệnh nhân bỏng thường bắt đầu từ ngày thứ ba sau bỏng với mức độ được coi là lớn nhất so với bất kỳ loại chấn thương hay phẫu thuật nào khác. Hậu quả của tăng chuyển hóa là làm tăng nhu cầu năng lượng, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình liền vết thương, kéo dài thời gian hồi phục, gia tăng chi phí điều trị, suy đa tạng và tử vong [1]. Propranolol là thuốc chẹn beta không chọn lọc được chỉ định điều trị tăng chuyển hoá sau bỏng, đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi và an toàn ở trẻ em bỏng nặng.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.01970 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|