Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với trầm cảm, lo âu, và stress ở sinh viên ngành y đa khoa trường đại học y dược Huế năm 2018
Tác giả: Nguyễn Minh Tú, Trần Thị Hoa, Phạm Thị Kim Nhung, Nguyễn Thanh Gia, Trần Bình Thắng
Tóm tắt:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 770 sinh viên ngành Y đa khoa từ năm 2 đến năm 6 trường Đại học Y Dược Huế, nhằm xác định tỷ lệ hoạt động thể lực, trầm cảm, lo âu, stress và tìm hiểu mối liên quan giữa hoạt động thể lực với trầm cảm, lo âu, stress năm 2018. Sử dụng thang đo hoạt động thể lực toàn cầu (GPAQ) và DASS -21 có tính tin cậy đối với thanh thiếu niên Việt Nam. Kết quả cho thấy 47,8% sinh viên hoạt động thể lực không đạt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), tỷ lệ sinh viên có triệu chứng trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 23,5%, 35,8%, 23,8%. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm là hoạt động thể lực, giới tính, năm học tập, mức độ chu cấp, tính cách, yêu thích ngành học, động lực và mục tiêu học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường (p <0,05). Yếu tố liên quan đến lo âu là áp lực học tập (p< 0,05). Các yếu tố liên quan đến stress là tính cách, áp lực học tập, động lực và mục tiêu học tập (p< 0,05). Vì vậy hoạt động thể lực cần được xem là một yếu tố quan trọng trong giáo dục trường học, có thể xem hoạt động thể lực là biện pháp hỗ trợ trong chiên lược ứng phó với vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên. Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng hoạt động thể lực làm giảm nguy cơ trầm cảm.
MÃ TÀI LIỆU
|
Y HỌC DỰ PHÒNG |
Giá :
|
10.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|