Luận văn Một số đáp ứng sinh lý của cơ thể trên nhóm sinh viên 19 – 20 tuổi ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và nóng ấm.Từ lâu, con người đã nhận ra rằng sức khỏe không chỉ là vốn quý nhất của mỗi con người mà còn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia.Tại hội nghị về sức khỏe ở Alma-Ata (1978), Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe “Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể lực, tinh thần, xã hội và không chỉ là không có bệnh hay tàn tật” [12].
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0189 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Thật vậy, cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa học, Y học chúng ta ngày nay đã góp phần to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe toàn dân luôn được khỏe mạnh, không bệnh tật để họ có thể có một cuộc sống có chất lượng, bắt kịp với sự phát triển phồn vinh và nền văn minh của đất nước [37].
Ngay từ khi sinh ra, mỗi con người chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí xung quanh. Mối liên hệ giữa môi trường và sức khỏe không phải là một khám phá mới lạ mà ngay từ thời xa xưa người đời đã nói đến và nó theo ta suốt cả cuộc đời. Con người luôn phải đấu tranh để chống lại bệnh tật và các yếu tố có hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Môi trường của chúng ta hiện nay đang ngày càng bị nóng lên nên đã làm thay đổi điều kiện sống bình thường của con người và các sinh vật trên trái đất. Nhiều loại bệnh tật mới xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Hơn nữa, các yếu tố vi khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ và tốc độ gió, áp xuất khí quyển …không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng sinh lý của cơ thể con người cả khi nghỉ
ngơi và lao động [3].
Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bất lợi đến cơ thể con người đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước [35], [57], [74]. Ngoài ra, một số chủ đề nghiên cứu về nhiệt độ thích hợp và so sánh nhiệt độ thích hợp giữa các đối tượng ở những Quốc gia khác nhau [9], [56], [76] và ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên một số đáp ứng của cơ thể như nhiệt độ da, nhiệt độ trực tràng, bài tiết mồ hôi [40], [78], [63], [70], [72], [75], đáp ứng sinh lý theo mùa trong năm cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu [69], [70], [83]. Gần đây, tác giả Mỹ Hằng Nguyễn và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên người Việt Nam và Nhật Bản [60], Đoàn Văn Huyền bước đầu nghiên cứu trên sinh viên tuổi 19 – 20 [21] và Phan Thị Minh Ngọc [29] tiến hành nghiên cứu trên người lớn tuổi. Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu về nhiệt độ thích hợp của người Việt Nam thuộc hai lứa tuổi và bắt đầu đề cập đến một số đáp ứng của cơ thể trong một số điều kiện khác nhau như nóng – ẩm, nóng – khô [19]. Kết quả của những công trình này đã cho ta thấy nhiệt độ thích hợp của người Việt Nam cao hơn người Châu Âu hoặc người Châu Á như Nhật Bản [21], [60]. Nhiệt độ thích hợp của người Việt Nam 50 – 59 tuổi cao hơn lứa tuổi thanh niên [29]. Đáp ứng về nhiệt độ cơ thể trong điều kiện nóng – ẩm và nóng – khô cũng khác nhau [19].
Người Việt Nam chúng ta ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm. Bên cạnh việc tuân theo những quy luật sinh học chung, họ có những đặc thù riêng về hình thái và phát triển hình thái theo tuổi và giới. Nhiều nhà nghiên cứu [25], [64], [85], [87], [88] cho rằng cơ thể có khả năng thích nghi khi bị tác động bởi các yếu tố bất lợi của môi trường và nhiệt độ môi trường là một yếu tố quan trọng tác động đến cơ thể. Để đảm bảo ổn định nhiệt độ cơ thể, cơ thể cần có những đáp ứng để điều hòa thân nhiệt. Chúng tôi cho rằng sẽ có sự đáp ứng khác nhau của cơ thể ở nhiệt độ thích hợp và nhiệt độ nóng ẩm.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Một số đáp ứng sinh lý của cơ thể trên nhóm sinh viên 19 – 20 tuổi ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và nóng ấm” nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định nhiệt độ da trung bình, nhiệt độ trực tràng trung bình và nhiệt độ cơ thể trung bình ở điều kiện nhiệt độ thích hợp, điều kiện nóng ẩm.
2. Đánh giá sự thay đổi tần số tim, huyết áp động mạch ở điều kiện
nhiệt độ thích hợp và nóng ẩm.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1. Một số hoạt động chức năng của hệ thống điều hòa thân nhiệt 3
1.1. Thân nhiệt và một số chỉ số về thân nhiệt 3
1.1.1. Khái niệm về thân nhiệt 3
1.1.2. Một số chỉ số về thân nhiệt 3
1.1.2.1. Nhiệt độ trung tâm 3
1.1.2.2. Định nghĩa và vai trò của nhiệt độ ngoại vi 5
1.1.2.3. Nhiệt độ da trung bình và nhiệt độ cơ thể trung bình 6
2. Quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt 7
2.1. Quá trình sinh nhiệt 7
2.2. Quá trình thải nhiệt 8
2.2.1. Một số cấu trúc mô học của cơ thể thuận lợi với chức năng điều nhiệt 9
2.2.2. Các phương thức thải nhiệt 10
2.3. Phương trình cân bằng nhiệt 12
3. Cơ chế điều nhiệt 13
3.1. Cung phản xạ điều nhiệt 13
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt 15
4. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nóng ẩm cao lên quá trình chuyển hóa và
điều nhiệt của cơ thể 16
5. Đặc điểm sinh lý của hệ tuần hoàn 18
5.1. Hoạt động của tim 18
5.2. Cơ chế điều hòa hoạt động của tim 19
6. Huyết áp động mạch và các yếu tố điều hòa huyết áp 21
6.1. Huyết áp động mạch 21
6.2. Các loại huyết áp 21
6.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp 22
6.4. Các yếu tố điều hòa huyết áp động mạch 23
7. Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm lên nhịp tim và huyết áp 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
1. Đối tượng nghiên cứu 28
2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.1. Các thông số nghiên cứu 28
2.2. Điều kiện ban đầu của phòng nghiên cứu 28
2.3. Chuẩn bị đối tượng nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp tiến hành 29
2.5. Phương tiện nghiên cứu 30
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 31
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
2.8. Thời điểm và địa điểm nghiên cứu 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
1.1. Tuổi trung bình và phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu 33
1.2. Chiều cao, cân nặng, BMI của đối tượng nghiên cứu 34
2. Một số đáp ứng sinh lý của ĐTNC giữa hai thời điểm nghiên cứu ở nhiệt độ
thích hợp và nhiệt độ nóng ẩm 35
2.1. Đáp ứng về nhiệt độ của ĐTNC 35
2.2. Một số đáp ứng về tuần hoàn của ĐTNC 36
3. Đáp ứng về thân nhiệt của ĐTNC ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và nóng ẩm
theo từng thời điểm nghiên cứu 37
3.1. Đáp ứng của cơ thể về nhiệt độ trực tràng 37
3.2. Đáp ứng của cơ thể về nhiệt độ da 39
3.3. Sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể trung bình của ĐTNC 41
3.4. Đáp ứng về thân nhiệt theo BMI 43
3.4.1. Đáp ứng về nhiệt độ da trung bình theo phân nhóm BMI của ĐTNC 43
3.4.2. Đáp ứng về nhiệt độ trực tràng trung bình theo phân nhóm BMI của ĐTNC44
3.4.3. Đáp ứng về nhiệt độ cơ thể trung bình theo phân nhóm BMI của ĐTNC 45
3.5. Đáp ứng về thân nhiệt ở hai điều kiện nghiên cứu 46
4. Một số thay đổi về tim mạch của ĐTNC ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và
nóng ẩm theo từng thời điểm nghiên cứu 47
4.1. Sự thay đổi về tần số tim 47
4.2. Sự thay đổi về huyết áp của ĐTNC theo hai điều kiện nhiệt độ 49
4.2.1. Sự thay đổi về huyết áp tâm thu 49
4.2.2. Sự thay đổi về huyết áp tâm trương của ĐTNC 51
4.2.3. Sự thay đổi về huyết áp trung bình của ĐTNC 53
Chương 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Đối tượng và mô hình nghiên cứu 55
4.2. Một số đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu 56
4.3. Đáp ứng về nhiệt độ da, nhiệt độ trực tràng, nhiệt độ cơ thể ở điều kiện nhiệt độ
thích hợp và nóng ẩm 57
4.3.1. Đáp ứng về nhiệt độ trực tràng 57
4.3.2. Đáp ứng về nhiệt độ da 60
4.3.3. Đáp ứng về nhiệt độ cơ thể 63
4.4. Đáp ứng về thân nhiệt theo BMI của ĐTNC 64
4.5. Đáp ứng về nhịp tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trường và huyết áp trung
bình của ĐTNC ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và nóng ẩm 66
4.5.1. Sự thay đổi tần số tim 66
4.5.2. Sự thay đổi chỉ số huyết áp tâm thu 68
4.5.3. Sự thay đổi huyết áp tâm trương 68
4.5.4. Sự thay đổi huyết áp trung bình 69
4.6. Bàn luận về một số đáp ứng sinh lý khác nhau về tim mạch và huyết áp của
ĐTNC ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và nóng ẩm 69
KÉT LUẬN 73
KIÉN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC