MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN ĐỒNG MẮC TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Dương Hoàng Thành1,2, Nguyễn Phương Hoa1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tăng huyết áp (THA) và Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh lý mạn tính không lây nhiễm không những đang gia tăng nhanh chóng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đồng mắc THA và ĐTĐ đang được quản lí điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ trong năm 2021. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SF-36. Có 310 bệnh nhân tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình của các lĩnh vực sức khỏe đạt ở mức trung bình và thấp. Các yếu tố có liên quan với CLCS của bệnh nhân đồng mắc THA và ĐTĐ trong phân tích đa biến là: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Nhóm tuổi cao và nghề nghiệp nông dân thì điểm trung bình hoạt động thể chất và sức khỏe tinh thần thấp. Điểm trung bình hoạt động thể chất thấp ở giới nữ thấp hơn nam.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.01048 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tăng huyết áp (THA) và Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây gây ra gánh nặng bệnh tật lớn mà còn là yếu tố nguy cơ quan trọng của các bệnh tim mạch khác ở những nước đã và đang phát triển.Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnhTHA cũng gia tăng từ 1,13 tỷ người mắc bệnh năm 2015 lên đến 1,56 tỷ người vào năm 2025. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới năm 2021 cho thấy có 537 triệu bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, ước tính sẽ tăng đến 643 triệu người vào năm 2030 và 783 triệu người vào năm 2045 [1].THA và ĐTĐ nguy hiểm bởi vì các biến chứng của chúng không chỉ có thể gây chết người mà còn để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân và là gánh nặng cho chính người bệnh, cho gia đình và cho cả xã hội. Đồng mắc THA và ĐTĐ khiến cho nguy cơ tim mạch tổng thể ngày càng gia tăng và đòi hỏi chiến lược tiếp cận toàn diện. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị lâu dài, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn về công việc, xã hội, kinh tế, thể chất và tâm lý.Điều này ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Vì vậy, các bác sĩ khi đánh giá hiệu quả của việc quản lí và điều trị bệnh nhân cần chú trọng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân. Trong thực hành lâm sàng, bác sĩ cần chú trọng đến điều trị dùng thuốc vàkhông dùng thuốc và cần quan tâm hơn nữa đến khía cạnh tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [2]. CLCS có tác động rất lớn đến sự tuân thủ điều trị và việc đạt mục tiêu điều trị của từng bệnh nhân cụ thể.Đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe là mộtcông cụ y tế đặc biệt quan trọng cho bệnh nhân ở một thời đại mà tuổi thọ ngày càng tăng, với mục tiêu cải thiện chất lượng những năm sống thêm mặc dù sức khỏe luôn bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa và bệnh lý thông thường. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân THA hoặc ĐTĐ trên thế giới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, tăng huyết áp, đái tháo đường, SF-36, yếu tố liên quan, bệnh nhân ngoại trú
Tài liệu tham khảo
1. International Diabetes Federation (2021). IDF Diabetes Atlas, 10 ed, 4-5.
2. Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Phương Hoa (2018). Thực hành y học gia đình trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, Nhà xuất bản Y học, 154-169.
3. Trần Nguyễn Du (2021). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan theo thang điểm SF-36 trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ năm 2019-2020. Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
4. Trần Công Duy (2015). Khảo sát mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp và Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(1), 6-11.
5. Abedini MR, Bijari B, Miri Z, Shakhs Emampour F, Abbasi A (2020) . The quality of life of the patients with diabetes type 2 using EQ-5D-5 L in Birjand. Health Qual Life Outcomes. 2020 Jan 30;18(1):18. doi: 10.1186/s12955-020-1277-8. PMID: 32000785; PMCID: PMC6990543.
6. Papazafiropoulou AK, Bakomitrou F, Trikallinou A, Ganotopoulou A, Verras C, Christofilidis G, Bousboulas S, Μelidonis Α. Diabetes-dependent quality of life (ADDQOL) and affecting factors in patients with diabetes mellitus type 2 in Greece. BMC Res Notes. 2015 Dec 15;8:786. doi: 10.1186/s13104-015-1782-8. PMID: 26666403; PMCID: PMC4678457.
7. Tran Kien N, Phuong Hoa N, Minh Duc D, Wens J (2021). Health-related quality of life and associated factors among patients with type II diabetes mellitus: A study in the family medicine center (FMC) of Agricultural General Hospital in Hanoi, Vietnam. Health Psychol Open. 2021 Feb 23;8(1):2055102921996172.
8. Nguyễn Thị Bích Hải (2021). Chất lượng cuộc sống của người bệnh ngoại trú đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm y tế Thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.