MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ CỦA PHỤ NỮ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 NĂM 2017

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ CỦA PHỤ NỮ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 NĂM 2017
Phạm Tường Vân1, Đào Trung Nguyên2, Trần Thị Thanh Hương1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của phụ nữ ở công ty Cổ phần May 10 năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 259 nữ công nhân. Kết quả: Những nữ công nhân đã từng nhận được nguồn thông tin về phòng và phát hiện sớm ung thư vú (UTV) có kiến thức về phòng bệnh và các phương pháp phát hiện sớm UTV cao hơn 5,9 lần so với nhóm không nhận được thông tin (95%CI: 2,9-11,6; p<0,001). Nhóm không có tiền sử mắc các bệnh về vú có kiến thức về phương pháp khám vú tại CSYT chuyên khoa cao hơn so với nhóm có bệnh (OR=3,5, p<0,05). Nhóm nữ công nhân nhận được nguồn thông tin và kiến thức được đánh giá đạt có thực hành tốt về phòng và phát hiện sớm UTV cao hơn so với nhóm không nhận được thông tin và kiến thức chưa đạt (p<0,001).  Tỷ lệ thực hành chụp X-quang tuyến vú ở nhóm có chồng làm các nghề nghiệp khác (hành chính,buôn bán…) cao hơn 3,5 lần so với nhóm có chồng làm công nhân (p<0,01). Kết luận: Cung cấp thông tin về phòng và phát hiện sớm UTV là cực kì cần thiết với đối tượng nữ công nhân.

MÃ TÀI LIỆU

TCYDH.2022.00895

Giá :

20.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) UTV đứng thứ 5 trong  tổng  sốcác  loại  ung  thư  gây  tử  vong (chiếm 6,6% tổng số tử vong các loại ung thư). Tỷ lệ mắc UTV có sự khác biệt giữa các châu lục, trong đó tỷ lệ mới mắc ở khu vực Úc/New Zeland là 94,2/100.000 người, cao gấp hơn 3 lần ở các khu  vực  Trung  Phi  (29,9/100.000)  và  Trung -Nam Á là 25,9/100.000 người [3]. Tại Việt Nam, theo số liệu ung thư năm 2010, ung thư vú đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung bình trong cả nước là 29,9/100.000 dân. Nơi có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi cao nhất là Hà Nội với tỷ lệ trung bìnhlà 146,9/100.000 dân, tại Thành  phố  Hồ  Chí  Minh  tỷ  lệ  trung  bình  là 131,5/100.000[2].  Hiện  nay,  các  hoạt  động phòng chống bệnh UTV tập trung vào nâng cao nhận thức cộng đồng và sàng lọc phát hiện sớm. Tuy nhiên, các chương trình vẫn chưa chú trọng vào nhân viên nữ tại các doanh nghiệp, nơi tập trung chủ yếu lực lượng trong độ tuổi lao động.Câu  hỏi được đặt  ra  là  những  yếu  tốnào  liên quan đến kiến thức và thực hành phòng và phát hiện sớm UTV? Từđó nhằm đưa ra cácgiải pháp can  thiệp  truyền  thông  hiệu  quả,  vì vậy, đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Mô tả một số yếu tố liên quan tớikiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vúcủa phụ nữ ở công ty Cổ phần May 10 năm 2017

Chi tiết bài viết
Từ khóa
UTV, mối liên quan, kiến thức, thực hành, công ty cổ phần may 10

Tài liệu tham khảo
1. Trần Văn Thuấn (2007). Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư vú, NXB Y học Hà Nội. 
2. Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2012). Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020. Tạp chí Ung thư học – Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 16 tháng 10 năm 2012, Số 1 (2012). 
3. WHO (2018). New Global Cancer Data: GLOBOCAN 2018. 
4. WHO (2006). Breast self – examination: Guidelines for the early detection and screening of breast cancer, pp. 27-32. 
5. Nguyễn Hữu Châu (2015). Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung thư vú ở phụ nữ 20 – 60 tuổi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 5/2015, tr.22-25. 
6. Tam Truong Donnelly, Al-Hareth M AL Khater et al (2014). Factors that influence awareness of breast cancer screening among Arab women in Qatar: results from a cross sectional survey. Asian Pac J Cancer Prev, Vol 15 (23), pp.10157-10164. 
7. Bùi Thị Thảo (2012). Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ từ 15 – 49 tuổi tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.