MỨC ĐỘ TỰ TIN CỦA ĐIỀU DƯỠNG MỚI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Đinh Sỹ Mạnh1*, Nguyễn Thị Huyền1, Trần Thị Vân Anh1
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả mức độ tự tin trong thực hành chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tốt nghiệp trường Đại học Y Dược Thái Bình đang làm việc tại các cơ sở Y tế trong thời gian 3 năm đầu tiên và một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang thực hiện trên 131 điều dưỡng, mức độ tự tin được đánh giá theo thang điểm sự tin tưởng hiệu quả cá nhân (PEBS – Personal Efcacy Belief Scale) do Rigg và Knight phát triển.
Kết quả : cho thấy mức độ tự tin của điều dưỡng ở mức trung bình (35,2 ± 5,25). Có mối liên quan giữa tình trạng các mối quan hệ trong công việc, sự ủng hộ về mặt tinh thần của người thân, bạn bè với sự tự tin của điều dưỡng mới tốt nghiệp (p<0,01).
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02449 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|
Sự tự tin đóng vai trò rất quan trọng trong thực hành điều dưỡng [1]. Để trở thành người điều dưỡng chuyên nghiệp, sinh viên điều dưỡng mới tốt nghiệp phải trải qua quá trình chuyển tiếp với các trải nghiệm, học tập và thực hành gọi là giai đoạn sốc chuyển tiếp (transition shock) [2]. Trong những năm đầu khi làm việc tại các cơ sở y tế, các điều dưỡng có thể gặp phải những căng thẳng và thách thức do phải chuyển từ môi trường học tập quen thuộc ở trường đại học/cao đẳng sang môi trường làm việc lâm sàng thuần túy ở bệnh viện/ cơ sở y tế [3]. Do đó, cần thiết phải có các đánh giá chính xác, khách quan và các giải pháp nhằm bù đắp sự thiếu hụt này [2],[4]. Người điều dưỡng có sự tự tin sẽ có đủ tư duy thấu đáo, làm chủ được các quy trình, kỹ thuật chăm sóc, có sự sáng tạo trong công việc cũng như tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, bác sĩ và người hướng dẫn
[5],[6]. Từ đó, giúp họ thích nghi môi trường làm việc cường độ cao và đối mặt với bất kỳ sự thay đổi nào trong môi trường lâm sàng. Người điều dưỡng có mức độ tự tin thấp khó có khả năng xây dựng
lòng tin ở các đồng nghiệp có kinh nghiệm, đặc biệt là trong môi trường lâm sàng [5]. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại yếu tố tự tin của điều dưỡng chưa được tìm hiểu và đánh giá một cách đầy đủ.
Nghiên cứu về mức độ tự tin trong thực hành chăm sóc người bệnh của điều dưỡng giúp các đơn vị đào tạo thay đổi các phương án giảng dạy phù hợp, khích lệ tính tự tin của sinh viên ngay từ khi còn học tập trong trường bằng khả năng thích ứng dựa trên vấn đề, nhằm có những phương án hỗ trợ cho sinh viên sau tốt nghiệp [7],[8].
Trường Đại học Y Dược Thái Bình là cơ sở giáo dục Đại học trực thuộc Bộ Y tế, được phép tuyển sinh và giảng dạy điều dưỡng trình độ đại học chính quy từ năm 2006, cung cấp nhân lực điều dưỡng cho ngành Y tế trong và ngoài nước. Tìm hiểu về mối liên hệ giữa năng lực thực hành điều dưỡng với mức độ tự tin của điều dưỡng mới tốt nghiệp là rất cần thiết.
Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả mức độ tự tin trong thực hành lâm sàng của điều dưỡng chính quy tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược Thái Bình trong giai đoạn 2014 – 2017 đang công tác tại các cơ sở y tế
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ tin trong thực hành của nhóm điều dưỡng này