Nghiên cứu chẩn đoán và ứng dụng phẫu thuật tạo hình ổ cối có ghép xương đồng loại trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu chẩn đoán và ứng dụng phẫu thuật tạo hình ổ cối có ghép xương đồng loại trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Điều trị trật khớp háng bẩm sinh rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn. Nếu phát hiện sớm trước 6 tháng tuổi trẻ được nắn chỉnh đeo nẹp Parlik, trẻ 6 – 18 tháng tuổi có thể điều trị bằng nắn chỉnh kín hoặc nắn chỉnh mở kết hợp bó bột. Bệnh nhân được phát hiện, điều trị muộn có những nguy cơ và biến chứng nặng nề như: tái trật khớp, hoại tử chỏm xương đùi vô mạch, loạn sản tiến triển ổ cối và chỏm xương đùi gây mất cân xứng chiều dài của chi.

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2018.00241

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Trên thế giới, phẫu thuật tạo hình ổ cối có ghép xương đồng loại với các kỹ thuật khác nhau đã cho kết quả ưu việt trong việc rút ngắn thời gian phẫu thuật, ít xâm lấn tới mô xung quanh, đạt tính thẩm mỹ cao đã được áp dụng bởi một số tác giả như: Trevor (1975), Kessler (2001), Grudziak 2001, Wade (2010) và ở Việt Nam là Nguyễn Ngọc Hưng (2013). 
Phẫu thuật cắt xương vô danh theo Salter thường được các phẫu thuật viên sử dụng điều trị TKHBS, cho kết quả khá tốt. Theo Nguyễn Ngọc Hưng (2004) điều trị TKHBS theo kỹ thuật Salter cho 79 khớp háng kết quả như sau: tốt 17,5%, khá 73%, kém 9,5% . Tuy nhiên, phẫu thuật này phải lấy xương mào chậu tự thân, do đó đường mổ dài, gây khuyết lõm xương vùng cánh chậu, đồng thời cần cuộc mổ tháo bỏ dụng cụ kết xương. Với mục đích hạn chế những nhược điểm trên chúng tôi tiến hành cải tiến phương pháp cắt xương theo đường Ziggaz, kết hợp với sử dụng xương mác đồng loại tạo mảnh ghép thay cho việc lấy xương chậu tự thân. Để đánh giá hiệu quả của kỹ thuật trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và ứng dụng phẫu thuật tạo hình ổ cối có ghép xương đồng loại trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đề tài đặt ra hai mục tiêu sau:
1.  Nhận xét đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ được phẫu thuật theo phương pháp cải tiến kỹ thuật của Salter tại Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2011 – 2015
2.  Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình ổ cối theo phương pháp cải tiến kỹ thuật của Salter có ghép xương đồng loại trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Tên đề tài:  “Nghiên cứu chẩn đoán và ứng dụng phẫu thuật tạo hình ổ cối có ghép xương đồng loại trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ tại Bệnh viện Nhi Trung ương” 
Nghiên cứu sinh: Hoàng Hải Đức
Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình    Mã số: 62720129
NỘI DUNG BẢN TRÍCH YẾU
Mục tiêu của đề tài:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ được phẫu thuật theo phương pháp cải tiến kỹ thuật của Salter tại Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2011 – 2015
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình ổ cối theo phương pháp cải tiến kỹ thuật của Salter có ghép xương đồng loại trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:bao gồm 61 bệnh nhân với 73 khớp bị trật khớp háng bẩm sinh được điều trị tại khoa Chỉnh hình Nhi Bệnh viện Nhi Trung ương. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 7/2011 đến 7/2015.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhânđược chẩn đoán xác định là trật khớp háng bẩm sinhdựa vào lâm sàng (ngắn chi, nghiệm pháp Galeazzi dương tính, hạn chế giang khớp háng), tiêu chuẩn X quang, MRI (có hình ảnh trật khớp háng) và có chỉ định phẫu thuật.BN trong độ tuổi từ ≥ 18 tháng tuổi – < 36 tháng tuổi.
Chỉ định phẫu thuật:  trật khớp háng độ III, độ IV phân độ theo Tonnis. Góc ổ cối > 300. Chỉ định cắt xương chậu khi nghiệm pháp Zadeh dương tính
* Tiêu chuẩn loại trừ: những trường hợp chưa đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật như mắc bệnh toàn thân.  BN có dị tật bẩm sinh kèm theo. Những BN đã điều trị bảo tồn, đã điều trị tại cơ sở khác. BN có độ tuổi không thuộc nhóm nghiên cứu. Những BN không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Chống chỉ định phẫu thuật: BN trật khớp háng kèm bại não thể co cứng hai chi dưới, trẻ bị loạn sản tủy. BN bị cứng đa khớp.
*Phương pháp nghiên cứu:
– Nghiên cứu mô tả có phân tích.
– Nghiên cứucan thiệp lâm sàng theo dõi dọc.
2. Các kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuậtcắt xương Zigzag cải tiến kỹ thuật của Salter có ghép xương mác đồng loại cho 61 BN với 73 khớp bị TKHBS tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
* Lâm sàng
– Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao 88,5% (54/61). Tuổi trung bình phát hiện ra bệnh là 14,69 ± 4,05 tháng, tuổi trung bình PT là 23,06 ± 4,9 tháng. 
– Chênh lệch chiều dài chi 1,5cm chiếm tỷ lệ cao là 63,4%. BN có nghiệm pháp Galeazzi dương tính chiếm tỷ lệ 80,3%. 
* Kết quả chẩn đoán hình ảnh trật khớp háng
– Kết quả chụp X quang: trật khớp háng trái, chiếm tỷ lệ cao nhất 52,4% (32/73), trật khớp háng phải 27,9% và trật khớp háng hai bên 19,7%.
– Trật khớp háng độ III theo phân độ Tonnis chiếm 28,8%,trật khớp háng độ IV theo phân độ Tonnis chiếm 71,2%.
*Kết quả PTcắt xương Zigzag cải tiến kỹ thuật của Salter có ghép xương mác đồng loại trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ
– Góc Wiberg: sau PT độ che phủ của ổ cối tốt với góc Wiberg> 200 chiếm tỷ lệ 64,4%. 
– Góc ổ cối trước PT trung bình là 40,80;sau PT ≥ 24 tháng là18,60. 
– Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau PT là 0%, không có tổn thương mạch máu, thần kinh, loét trong bột, gãy bột và biến chứng khác. 
– Hoại tử chỏm xương đùi từ độ 1 – 4 là 8,5 %, 
– Tái trật khớp là 6,8%.
– Không có trường hợp nào trượt mảnh ghép.
– Kết quả sau PT, đạt ở mức rất tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 66,1% (39/59 khớp háng); mức tốt là 16,9% (10/59 khớp háng); kết quả xấu chỉ có 6,8%.