Luận án án tiến sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài, ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước.Chấn thương do thể dục thể thao và tai nạn giao thông hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu, không chỉ do số lượng gia tăng mà còn do mức độ nặng và tính chất phức tạp của nó. Trong các chấn thương này, tổn thương dây chằng chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt. Theo thống kê, tại Mỹ có đến 100.000 trường hợp cần tái tạo dây chằng chéo trước hàng năm, trong đó 10% cần tái tạo lại [30], [31]. Tại nước ta, tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ này cũng đang có chiều hướng gia tăng. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, số bệnh nhân được mổ tái tạo DCCT : năm 1999: 40 ca; 2001: 65 ca; 2002: 135 ca; 2003: 157 ca [8], [10]. Do đó, nhu cầu mảnh ghép tái tạo dây chằng ngày càng gia tăng.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.2017.00038 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài, ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước Các tổn thương dây chằng khớp gối ngày nay không chỉ gia tăng về số lượng mà còn phức tạp hơn do tính trầm trọng của thương tổn (tổn thương nhiều dây chằng, không thể khâu nối tận tận…). Để phục hồi đặc tính giải phẫu, cơ học và chức năng của dây chằng người ta thường sử dụng các mảnh ghép tự thân, đồng loại lấy từ ngân hàng mô hoặc mảnh ghép nhân tạo. Tại Việt Nam, chưa sử dụng mảnh ghép nhân tạo, mảnh ghép đồng loại còn hạn chế vì nguy cơ lây nhiễm và ngân hàng mô chưa đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy mảnh ghép tự thân được sử dụng nhiều nhất trong điều kiện nước ta hiện nay.
Có nhiều nguồn gân ghép tự thân như gân xương bánh chè, gân cơ thon- bán gân, gân cơ tứ đầu. Mỗi loại gân ghép vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm tại vùng lấy gân của nó. Chẳng hạn như gân xương bánh chè vẫn còn tỷ lệ yếu cơ chế duỗi, gãy xương bánh chè, đau vùng trước gối. Gân cơ thon- bán gân thì yếu cơ chế gấp gối, mất đi thành phần quan trọng bảo vệ DCCT tái tạo bằng cách ngăn mâm chày di chuyển ra trước [17],[52],[64],[65],[68].
Đối với những trường hợp phải tái tạo nhiều dây chằng cùng một lúc hoặc các mảnh ghép tự thân kinh điển không sử dụng được (không đáp ứng về kích thước hoặc bị hỏng trong quá trình lấy mảnh ghép) hoặc trong những trường hợp phải thay lại dây chằng đã thay trước đó bị hỏng [59], [62], [73], [77] thì đòi hỏi thêm nguồn lấy ghép. Chính vì vậy việc tìm kiếm thêm các nguồn gân ghép tự thân ngoài vùng gối trở thành mối quan tâm của các nhà chỉnh hình.
Mảnh ghép lý tưởng trong phẫu thuật tái tạo cần đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn cơ bản như đặc tính cơ sinh học, sự liền mảnh ghép về mặt sinh học, mức độ dễ dàng khi lấy ghép, độ vững chắc khi cố định, thương tổn tại vị trí lấy ghép và hướng phục hồi hoạt động thể thao sau tái tạo. Nhiều loại mảnh ghép đã được áp dụng thành công trên lâm sàng [39], [62].
Hai gân mác mặt ngoài cẳng chân có cùng chức năng dạng cổ chân và lật sấp bàn chân. Trong đó, gân MD được sử dụng trong nhiều phẫu thuật Chỉnh hình như tái tạo dây chằng ngoài vùng gối như bên ngoài cổ chân, tái tạo gân gót [81]. Nhiều nghiên cứu về cơ sinh học mãnh ghép gân MD [22], [49]. Nghiên cứu ứng dụng mãnh ghép gân MD trong tái tạo dây chằng vùng gối nói chung [85] và tái tạo DCCT nói riêng [15], [35], [43]. Các nghiên cứu này đều đánh giá ảnh hưởng của việc lấy gân MD lên cổ chân không đáng kể. Trong nước có một nghiên cứu về giải phẫu, cơ học gân MD và ảnh hưởng của việc lấy mảnh ghép gân MD lên cổ chân [6],[7]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chi tiết và theo dõi dài hạn về giải phẫu, cơ sinh học gân MD và ứng dụng trong tai tạo DCCT. trong dây chằng vùng gối. Liệu rằng gân MD có thể là nguồn gân ghép tự thân hay không?
Để trả lời câu hỏi liệu rằng gân MD có thể là nguồn gân ghép tự thân hay không, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài, ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước” với các mục tiêu nghiên cứu:
1: Xác định đặc điểm giải phẫu, độ bền chắc gân MD đoạn cẳng chân- cổ chân. So sánh với gân cơ thon, bán gân.
2: Nhận xét hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của kĩ thuật lấy mảnh ghép gân MD bằng dụng cụ chuyên dụng trên thực nghiệm.
3: Đánh giá kết quả điều trị nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép gân MD tự thân.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài, ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước
1. Phạm Quang Vinh, Đỗ Phước Hùng, Dương Văn Hải (2015), “Cơ sinh học và áp dụng lâm sàng gân MD tái tạo dây chằng chéo trước”, Y học thực hành tháng 12, số 988, tr. 59 – 62.
2. Phạm Quang Vinh, Đỗ Phước Hùng, Dương Văn Hải (2016), “Kết quả chức năng cổ chân bàn chân sau lấy gân MD làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước”, Y học Việt Nam, tháng 1, số 1, tr. 75 – 78.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài, ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước
TIẾNG VIỆT
1. Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Bá Ngọc (2012), “Kết quả phẫu thuật tái tạo
dây chằng chéo trước bằng gân chân ngỗng với nút treo gân cố định ở đường hầm đùi tại bệnh viện 103″, Ngoại khoa, Số đặc biệt, tr. 261 – 267.
2. Đặng Hoàng Anh, Trần Đình Chiến (2010), “Kết quả phẫu thuật nội soi
tái tạo dây chằng chéo trước tại bệnh viện 103″, Y học Việt Nam, số 2, tr. 17 – 21.
3. Đặng Hoàng Anh (2008), “Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng
gân chân ngỗng chập đôi: kĩ thuật hai đường mổ”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 12, phụ bản của số 4, tr. 74 – 78.
4. Trần Trung Dũng, Ngô Văn Toàn (2013), “Sử dụng mảnh ghép gân
Achille đồng loại tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi “, Nghiên cứu y học, 12, tr. 53-59.
5. Nguyễn Năng Giỏi, Nguyễn Tiến Bình (2006), “Đánh giá kết quả phẫu
thuật nội soi phục hồi dây chằng chéo trước sử dụng mảnh ghép tự thân là gân bánh chè”, Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, số đặc biệt Hội nghị thường niên lần thứ 5 hội CTCH Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược Lâm Sàng, tr. 79-82.
6. Đỗ Phước Hùng (2010), “Kết quả ngắn hạn chức năng bàn chân sau lấy
gân MD làm mảnh ghép”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản của số 1, tr. 248 – 251.
7. Đỗ Phước Hùng, Trang Mạnh Khôi, Cao Bá Hưởng, Nguyễn Trung Hiếu
(2008), “Gân cơ MD, một lựa chọn thay thế mảnh ghép trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh.
8. Trương Trí Hữu, Bùi Văn Đức, Nguyễn Văn Quang (2007), “Đánh giá
kết quả tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép bốn dải gân cơ thon – bán gân qua nội soi”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 11, số 2, tr. 116 – 121.
9. Trương Trí Hữu, Bùi Văn Đức (2007), “Vận động trị liệu sau mổ tái tạo
dây chằng chéo trước”, Thời sự Y học, tr. 3 – 6.
10. Trương Trí Hữu, Phan Vương Huy Đổng, Nguyễn Văn Quang (2005),
“Tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép bốn dải cơ thon – bán gân qua nội soi”, Y học Việt Nam, tr. 79 – 85.
11. Phạm Chi Lăng (2002), Tái tạo dây chằng chéo trước qua nội soi bằng
mảnh ghép tự thân, tự do, lấy từ 1/3 giữa gân bánh chè, Luận văn tốt nghiệp cao học Chấn thương chỉnh hình, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Phan Đình Mừng, Trịnh Đức Thọ, Nguyễn Hà Ngọc, Nguyễn Văn Khôi
(2010), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng mảnh ghép tự thân bốn dải gân cơ thon và bán gân”, Y học Việt Nam, số 2, tr. 39 – 42.
13. Nguyễn Quang Quyền (2010), Atlas giải phâu người (dịch từ Atlas of human Anatomy của Frank H. Netter), Nhà xuất bản Y học.
14. Trần Hoàng Tùng, Ngô Văn Toàn (2011), “Phẫu thuật nội soi điều trị tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ thon và gân cơ bán gân tự thân”, Tạp chí nghiên cứu Y học, Phụ trương 74 (3), tr. 196 – 200.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt, Thuật ngữ Việt – Anh Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Gân mác dài: giải phẫu, cơ sinh học, ứng dụng tái tạo dây chằng cho
khớp gối 4
1.2. Một số vấn đề trong tái tạo dây chằng chéo trước 17
1.3. Các nghiên cứu trong nước 35
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu gân md đoạn cẳng chân – cổ chân 39
2.2. Nghiên cứu hiệu quả, và phạm vi ảnh hưởng của cách lấy gân mác dài
đoạn trên mắt cá ngoài trên thực nghiệm 42
2.3. Nghiên cứu độ bền của gân mác dài đoạn trên mắt cá ngoài trên thực
nghiệm 46
2.4. Nghiên cứu đánh giá kết quả ứng dụng gân mác dài vào lâm sàng tái tạo
DCCT khớp gối 49
2.5. Xử lý số liệu 59
2.6. Y đức 60
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Kết quả nghiên cứu giải phẫu trên 30 cẳng chân (15 xác ướp formol) … 61
3.2. Phạm vi an toàn, hiệu quả khi lấy gân MD 66
3.3. Kết quả nghiên cứu cơ học gân MD chập đôi, so sánh với 4 dải gân cơ
thon – bán gân trên 30 chi cắt cụt 69
3.4. Kết quả ứng dụng 2 dải gân MD làm mảnh ghép tái tạo DCCT 73
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 95
4.1. Đặc điểm giải phẫu gân MD 95
4.2. Phạm vi an toàn, hiệu quả khi lấy gân MD 97
4.3. Đặc điểm cơ học của gân md đoạn cẳng chân, so sánh với gân cơ thon-
bán gân 99
4.4. Nghiên cứu đánh giá kết quả ứng dụng gân MD vào lâm sàng tái tạo
DCCT khớp gối 104
KẾT LUẬN 121
KIẾN NGHỊ 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC