Luận văn Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u vùng bóng Vater.U vùng bóng Vater thường xuất phát từ biểu mô của bóng Vater, đoạn thấp ống mật chủ, ống tụy đoạn ngã ba đường mật và biểu mô tá tràng quanh bóng Vater, có đến 98% là u ác tính, 2% là u nhú và u lành tính [29], [13], [52].
MÃ TÀI LIỆU |
LVTHSY 0127 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Do giải phẫu của bóng Vater liên quan đến đường mật nên biểu hiện lâm sàng của u bóng Vater thường tắc mật sớm, bệnh nhân đến viện vì vàng da vàng mắt, ngoài ra còn thấy các dấu hiệu như đau tức hạ sườn phải, ngứa, kém ăn,…[15], [18], [30]. Có nhiều phương pháp điều trị u vùng bóng Vater như phẫu thuật triệt căn, nối mật ruột, dẫn lưu mật qua da, dẫn lưu mật qua nội soi, trong đó phẫu thuật triệt căn là phương pháp điều trị triệt để nhất, kéo dài khả năng sống [54]. Phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, do đó việc chẩn đoán sớm các khối u có kích thước nhỏ ngày càng cần thiết và có ý nghĩa trong điều trị và tiên lượng bệnh [15].
Trong vài thập niên gần đây có nhiều phương tiện chẩn đoán u vùng bóng Vater như: các chất đánh dấu chỉ điểm khối u, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang quy ước, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch máu, nội soi dạ dày tá tràng, chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi, siêu âm nội soi. đã góp phần phát hiện sớm u vùng bóng Vater. Siêu âm là phương pháp thông dụng, đơn giản, dễ tiến hành nhưng đối với các khối u vùng bóng Vater thì chẩn đoán có nhiều hạn chế do vướng hơi của các quai ruột, khó khăn thăm khám các khối u nhỏ còn khu trú trong vùng bóng [29] [63]. Chụp cắt lớp vi tính ngày càng được áp dụng phổ biến và rộng rãi trong chẩn đoán bệnh lý u vùng bóng Vater. Chụp cắt lớp vi tính với máy cắt lớp xoắn ốc, đa dãy đầu dò đã khắc phục một số nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, có khả năng chẩn đoán các khối u nhỏ, kích thước dưới 2 cm [43], có độ nhạy 94%, độ đặc hiệu 50%, giá trị dự đoán dương tính 82% cho các khối u lành hay ác tính [43], ngoài khả năng chẩn đoán vị trí, kích thước khối u còn đánh giá tình trạng xâm lấn hạch, mạch máu, di căn gan, đầu tụy, phúc mạc, phân loại giai đoạn bệnh, dự kiến phương pháp điều trị [43].
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ về đặc điểm hình ảnh và giá trị của CLVT trong chẩn đoán u vùng bóng Vater. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u vùng bóng Vater” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u vùng bóng Vater.
2. Đánh giá giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u vùng bóng Vater.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH: 3
1.2. DỊCH TỄ HỌC: 3
1.3. GIẢI PHẪU BỆNH: 4
1.3.1. U bóng vater 4
1.3.2. U đoạn thấp ống mật chủ 5
1.3.3. U tá tràng quanh bóng Vater 6
1.4. CÁC BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU ỐNG MẬT CHỦ, ỐNG TỤY CHÍNH: 8
1.5. GIẢI PHẪU CLVT VÙNG BÓNG VATER 10
1.6. CHẨN ĐOÁN U VÙNG BÓNG VATER 12
1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng 12
1.6.2. Xét nghiệm 12
1.6.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 13
1.7. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ U VÙNG BÓNG VATER …25
1.7.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 25
1.7.2. Một số nghiên cứu trong nước 26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 27
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.3.2. Nội dung nghiên cứu 28
2.4. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 32
2.5. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU 32
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 33
2.7. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ 35
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 35
2.9. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 36
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN U VÙNG BÓNG VATER 37
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 37
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 37
3.1.3. Các triệu chứng lâm sàng 38
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng: 38
3.1.5. Đặc điểm nội soi các khối u vùng bóng Vater 39
3.1.6. Đặc điểm về phương pháp điều trị 40
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH U VÙNG BÓNG VATER 40
3.2.1. Vị trí u vùng bóng Vater 40
3.2.2. Kích thước khối u 41
3.2.3. Hình ảnh bờ khối 41
3.2.4. Cấu trúc của khối u trước khi tiêm thuốc cản quang 42
3.2.5. Mức độ ngấm thuốc cản quang sau tiêm thuốc cản quang 42
3.2.6. Bảng thời điểm ngấm thuốc: 43
3.2.7. Dạng ngấm thuốc của khối u 43
3.2.8. Đặc điểm đường mật và ống tụy chính trong
của vùng bóng Vater 44
3.2.9. Đặc điểm lan rộng của u vùng bóng Vater 44
3.2.10. Phân loại theo giai đoạn bệnh của CLVT 45
3.3. GIÁ TRỊ CỦA CLVT TRONG CHẨN ĐOÁN U VÙNG BÓNG VATER 45
3.3.1. Chẩn đoán có u 45
3.3.2. Chẩn đoán vị trí tổn thương 46
3.4. CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ LAN RỘNG CỦA KHỐI U 46
3.4.1. Chẩn đoán thâm nhiễm lớp mỡ quanh tụy,
thâm nhiễm mạch máu: 46
3.4.2. Chẩn đoán thâm nhiễm các cấu trúc lân cận 47
3.4.3. Chẩn đoán di căn hạch trên CLVT 48
3.4.4. Chẩn đoán di căn gan trên CLVT 48
3.4.5. Giá trị chẩn đoán giãn túi mật trên CLVT 49
3.4.6. Độ phù hợp chẩn đoán giai đoạn giữa CLVT và PT-GPB 50
3.4.7. Dự đoán phương pháp phẫu thuật trên CLVT 50
Chương 4: BÀN LUẬN 51
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH LÝ U VÙNG BÓNG VATER 51
4.1.1. Tuổi và giới: 51
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng: 52
4.1.3. Đặc điểm xét nghiệm 53
4.1.4 Một số nhận xét về phương pháp điều trị: 56
4.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHỤP CLVT U VÙNG BÓNG VATER 56
4.2.1. Chẩn đoán u vùng bóng Vater: 56
4.2.2. Kích thước khối u: 59
4.2.3. Cấu trúc khối u trước và sau tiêm thuốc cản quang: 60
4.2.4. Dạng ngấm thuốc của khối u: 63
4.2.5. Đặc điểm hình ảnh đường mật trong và ngoài gan: 63
4.2.6. Đặc điểm hình ảnh ống tụy chính: 66
4.2.7. Đặc điểm lan rộng của u vùng bóng Vater: 66
4.2.8. Đặc điểm phân loại giai đoạn bệnh trên CLVT: 69
4.2.9. Dự đoán phương pháp phẫu thuật: 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU DANH SÁCH BỆNH NHÂN