Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp Xquang, cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tế bào khổng lồ xương

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp Xquang, cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tế bào khổng lồ xương.U xương được biết từ rất sớm khoảng 2500 năm trước công nguyên và tỷ lệ chết do u xương khoảng 1% mà trong đó chủ yếu do ung thư xương [12]

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0259

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

U xương nói chung là một khối tổ chức bệnh lý ở xương phát sinh từ mô xương, mô sụn, mô tuỷ và mô nâng đỡ của xương, phát triển và tiến triển lành tính hoặc ác tính, vừa tăng sinh ,vừa phá huỷ xương, vừa xâm lấn vừa tác hại đến sinh tồn của cơ thể.

U xương hiếm gặp nhưng rất đa dạng [32]. UTBKL xương gặp nhiều ở Trung quốc và các nước Đông Nam Á, chiếm 20% trong tổng số u xương, ở Mỹ chiếm 5 %. Tại bệnh viện Việt Đức hàng năm có khoảng 50 ca u xương trong đó u tế bào khổng lồ chiếm khoảng 20%.

U tế bào khổng lồ được chia thành nhiều giai đoạn, và có nhiều trường phái phân chia khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau cần có những phương pháp điều trị khác nhau nên rất cần sự đóng góp xác đáng của chẩn đoán hình ảnh vì đối với u tế bào khổng lồ ở độ I, II được coi là lành tính nhưng sang đến độ III thì được cho là ác tính. [26].

Việc chẩn đoán u xương điển hình thường dễ, song cũng có nhiều loại u có ranh giới không rõ gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán và tiên lượng. Ngày nay người ta đã có nhiều hiểu biết về lâm sàng, Xquang và giải phẫu bệnh học của u xương. Hơn thế nữa còn có những kỹ thuật và phương tiện hiện đại giúp cho việc chẩn đoán như: Chụp mạch, chụp cắt lớp vi tính, chụp đồng vị phóng xạ hay chụp cộng hưởng từ [20],[26],[37]. Tất cả đều nhằm mục đích có được một chẩn đoán chính xác giúp cho việc điều trị.

Điều mà các nhà phẫu thuật đòi hỏi các nhà chẩn đoán hình ảnh là xem tổn thương u còn nằm trong vỏ xương hay đã phát triển ra ngoài lớp vỏ xương.

Nguyễn Văn Thạch và cộng sự qua nghiên cứu 35 trường hợp UTBKLX điều trị tại bệnh viện Việt Đức thì cho rằng việc xác định chính xác tổn thương u đã phá vỡ vỏ xương và xâm lấn phần mềm xung quanh là rất quan trọng, nếu đã phá vỡ vỏ thì chỉ định cắt đoạn chi để tránh tái phát.[4],[62].

Ở nước ta hiện nay việc chẩn đoán u xương vẫn chủ yếu dựa vào lâm sàng và xquang thường quy, việc này đã chẩn đoán chính xác phần nào nhưng không đánh giá được sự xâm lấn của khối u vào các tổ chức xung quanh và không đánh giá được tiên lượng bệnh ở giai đoạn nào, trong nước chưa có nghiên cứu nào về chẩn đoán hình ảnh cũng như mối liên quan giữa phân độ Xquang và giải phẫu bệnh của khối u. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài

“ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp Xquang, cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tế bào khổng lồ xương” với hai mục tiêu sau:

1 .Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp Xquang và CLVT trong UTBKLX. 2.Giá trị của chụp XQ và CLVT trong chẩn đoán UTBKLX. 

KIẾN NGHỊ

– Nên chụp CLVT đối với các UTBKLX nhằm đánh giá chính xác vỏ xương.

– Nếu kích thước khối to, phá vỡ vỏ xương, trên phim chụp CLVT có ngấm thuốc thì khả năng khối u có tính chất ác tính rất cao.

– Chụp CLVT vì còn giúp phẫu thuật viên giới hạn của khối, kích thước của khối u để chọn vật liệu trong quá trình phẫu thuật. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Đại cương giải phẫu và mô học xương 3

1.1.1. Giải phẫu 3

1.1.2. Chức năng của xương 4

1.1.3. Mô học xương 5

1.1.4. Màng ngoài xương 7

1.1.5. Mạch nuôi xương 7

1.2. Đại cương u xương 7

1.2.1. Phân loại u xương: Phân loại u xương của TCYTTG 1972  8

1.2.2 Phân loại tiến triển của u (Sarcoma) theo hệ TNM 9

1.3. Chẩn đoán u xương 10

1.3.1 Chẩn đoán lâm sàng 10

1.3.2. Chẩn đoán hình ảnh 10

1.3.3 Chẩn đoán giải phẫu bệnh: cho biết bản chất của khối u, nhất là mức độ ác tính để có chiến lược điều trị thích hợp 11

1.4. Đặc điểm của u tế bào khổng lồ xương 11

1.4.1 Hình ảnh đại thể và vi thể của u tế bào khổng lồ xương 12

1.4.2. Đặc điểm lâm sàng u tế bào khổng lồ: 15

1.4.3 Chẩn đoán hình ảnh u tế bào khổng lồ 18

1.4.4 Chẩn đoán giải phẫu bệnh u tế bào khổng lồ 23

1.4.5 Phân độ UTBKLX trên xquang 24

1.4.6 Phân độ mô học 26

1.4.6. Điều trị 27

1.5 Chẩn đoán phân biết UTBKL với các tổn thương khác: 27

1.5.1 U nội sụn 28

1.5.2 U xơ không vôi hoá 29

1.5.3. Nang xương đơn thuần 30

1.5.4. Nang xương phình mạch 31

1.5.5 U nguyên sống: 31

1.6. Các nghiên cứu trong nước về UTBKLX 32

1.6.1 Các nghiên cứu trong nước 32

1.6.2 Các nghiên cứu ngoài nước 33

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Đối tượng nghiên cứu 34

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 34

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu  34

Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu 34

2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh X quang của UTBKLX 35

2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của CLVT trong UTBKLX 37

2.2.3 Giá trị của chụp Xquang, CLVT trong chẩn đoán UTBKLX 38

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1 Tuổi 40

3.2. Giới 40

3.3 Đặc điểm hình ảnh xquang, CLVT trong chẩn đoán UTBKLX…. 41

3.3.1 Đặc điểm hình ảnh xquang trong chẩn đoán UTBKLX 41

3.3.2 Đặc điểm hình ảnh của CLVT trong UTBKLX 47

3.4 Giá trị của chụp Xquang, CLVT trong chẩn đoán UTBKLX 51

3.4.1 Giá trị của chụp Xquang trong chẩn đoán UTBKLX 51

3.4.2 Giá trị của CLVT trong chẩn đoán UTBKLX 54

3.5. Đánh giá sự xâm lấn xung quanh và kết quả giải phẫu bệnh 56

Chương 4 : BÀN LUẬN 57

4.1 Về độ tuổi mắc bệnh UTBKLX 57

4.2 Tỷ lệ mắc bệnh so sánh giữa nam và nữ 58

4.3 Vị trí xương tổn thương 58

4.4 Về kích thước khối U 59

4.5 Về dấu hiệu vỏ xương 59

4.6 Về dấu hiệu vách trong khối 60

4.7 Về đường bờ giới hạn của tổn thương 60

4.8 Dấu hiệu vôi hoá trong khối 60

4.9 Về sự phát triển của khối u 61

4.10 Về dấu hiệu màng xương 61

4.12 Về phân độ Xquang theo Campanacci 62

4.13 Về phân độ giải phẫu bệnh theo Jaffe 62

4.14 Về tương quan giữa phân độ Xquang và phân độ giải phẫu bệnh 62

4.15 Giá trị của xquang trong chẩn đoán UTBKLX 63

4.16 Phương trình liên hệ các dấu hiệu chẩn đoán UTBKL xương 63

4.17 Chẩn đoán trên phim chụp CLVT 63

KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 67 ẢNH MINH HOẠ BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU TAI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH BỆNH NHÂN