NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO STAPHYLOCOCCUS AUREUS Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI
Vũ Hoài Nam1, Hoàng Vũ Hùng2, Lê Văn Nam2, Nguyễn Thế Anh1
1 Bệnh viện Hữu nghị
2 Bệnh viện Quân y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng kháng sinh của vi khuẩn ở người bệnh cao tuổi nhiễm khuẩn huyết do S. Aureus. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên hồ sơ bệnh nhân (BN) được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết (NKH) do S. aureus tại 2 Bệnh viện Hữu Nghị và Quân y 103 từ 1/2018 đến 6/2022. Kết quả và kết luận: 67 BN đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình 77,39 ± 9,66; tỉ lệ nam/nữ là 5/1. Có 98,5% BN có bệnh lý nền, trong đó thường gặp là Tăng huyết áp (61,2%), Di chứng tai biến mạch não (35,8%), Đái tháo đường (34,3%). NKH bệnh viện chiếm 70,1%. Đường vào phổ biến từ Da, niêm mạc (25,4%). 100% BN có sốt, 44,8% có cơn rét run. 46,5% BN có rối loạn ý thức. 7,5% tụt huyết áp; 24,5% BN có tràn dịch màng phổi; 29,9% có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn. Tỉ lệ tử vong 25,4%. 66,7% BN có thiếu máu, 86,7% có rối loạn đông máu. 57,1% BN có tăng bạch cầu; 98,5% tăng CRP, 100% tăng PCT. Tỉ lệ S.aureus kháng Methicillin (MRSA) 65,6%; S. aureus đã kháng hầu hết các kháng sinh nhóm Macrolid, nhóm Penicilin nhưng còn nhạy 100% với Vancomycin. Các kháng sinh khác còn nhạy cảm cao là Tigecyclin, Linezolin, Amikacin.
MÃ TÀI LIỆU
|
TCYDH.2022.02172 |
Giá :
|
20.000đ
|
Liên Hệ
|
0978.770.836
|
Ngày nay, nhiễm khuẩn huyết (NKH) vẫn là một nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới [1]. NKH ở người cao tuổi có tỉ lệ mắc cao và có xu hướng ngày càng tăng lên. Ở người cao tuổi,các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết không còn điển hình, rầm rộ, các biểu hiện ban đầu của nhiễm khuẩn huyết thường mờ nhạt làm khó chẩn đoán nhưng ở giai đoạn sau lại diễn biến nhanh,khó tiên lượng do khả năng bù trừ bị giảm, hay có sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng đa cơ quan dẫn đến khả năng tử vong cao.Những năm gần đây, cùng với sự nổi lên của của một số mầm bệnh do vi khuẩn Gram âm, các nghiên cứu về NKH do S. aureuscó xu hướng ít hơn, đặc biệt chưa có nghiên cứu riêng trên đối tượng BN cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứuvới mục tiêu sau: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn ở người cao tuổinhiễm khuẩn huyết do S. aureustạiBệnh viện Hữu Nghị và Bệnh viện Quân y 103.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, S.aureus, người cao tuổi
Tài liệu tham khảo
1. Salomao R., Ferreira B. L., Salomao M. C., et al. (2019). Sepsis: evolving concepts and challenges. Braz J Med Biol Res, 52 (4), e8595.
2. Lê Thị Kim Nhung N. N. K. (2014). Một số đặc điểm lâm sàng và tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết trên người cao tuổi. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 18 (3/2014), 192 – 197.
3. Vũ Hoài Nam (2014). Nghiên cứu nhiễm khuẩn huyết do E. coli ở người cao tuổi được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị năm 2012 – 2014, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Quân Y.
4. Lê Văn Nam (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tính kháng kháng sinh, gen kháng thuốc của Staphylococcus aureus, Escherichia coli ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (10/2012-6/2014), Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
5. Võ Đức Linh (2018). Đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng bệnh nhân nhiễm trùng huyết do Staphylococcus aureus, Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
6. Trần Thanh Minh, Lê Bảo Huy, Võ Hoàng Anh và cộng sự (2019). Ngiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Thống nhất, TP. Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23 (3/2019), 249-255.
7. Đỗ Văn Đông, Nguyễn Sỹ Thấu, Vũ Viết Sáng (2019). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2018. Tạp chí Y duọc lâm sàng 108, 14 (4/2019), 146 – 152.
8. Hà Thị Nguyệt Minh, Nguyễn Thái Sơn, Vũ Thị Thu Hường và cộng sự (2017). Xác định mức độ đề kháng của Staphylococcus aureus ở 3 bệnh viện miền Bắc Việt Nam năm 2012 – 2014. Tạp chí Y – Dược học quân sự, Số 5-2017, 135-142.