Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ngực và rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân giãn phế quản

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ngực và rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân giãn phế quản.Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính một cách bất thường, vĩnh viễn và không hồi phục của một phần cây phế quản. Có thể giãn ở phế quản (PQ) lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở PQ nhỏ trong khi PQ lớn bình thường [12],[13],[66].

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0135

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bệnh được Lannec mô tả lần đầu tiên năm 1819 với đặc điểm lâm sàng: ho, khạc đờm nhiều, khạc ra máu tươi. Khạc nhiều đờm do tăng tiết dịch PQ, ứ đọng chất tiết tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và chính yếu tố nhiễm khuẩn càng làm cho bệnh GPQ trầm trọng hơn [12].

Ở các nước Tây Âu, nhờ có điều kiện sống cao, tiêm chủng được phổ cập, chẩn đoán và điều trị kháng sinh sớm đã làm giảm tỉ lệ bệnh GPQ rõ rệt trong những năm gần đây [36]. Trong khi đó, ở các nước Tây- Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á tỉ lệ bệnh này phổ biến hơn, số bệnh nhân tử vong hàng năm do GPQ còn ở mức cao, điều này liên quan đến tình trạng nghèo đói, suy dinh dưỡng, điều kiện sống thấp kém, mạng lưới bảo vệ sức khỏe chưa phổ cập cho người dân [25],[65].

Ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân GPQ hàng năm vào điều trị tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) chiếm khoảng 6% các bệnh phổi, đại đa số các bệnh nhân nhập viện vì những đợt nhiễm khuẩn tái phát [3].

Trước đây, chẩn đoán GPQ dựa vào lâm sàng, chụp Xquang phổi và chẩn đoán xác định bằng chụp cây phế quản có bơm thuốc cản quang. Ngày nay, với kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (CLVTPGC) lớp mỏng 1-2 mm, có độ nhạy (84-97%) và độ đặc hiệu (82-99%), đã thay thế phương pháp chụp phế quản cản quang trong chẩn đoán GPQ [37],[53],[70].

Một số nhận xét cho rằng, GPQ không chỉ gây tổn thương về giải phẫu cây PQ mà còn gây ra các rối loạn chức năng thông khí của phổi. Những trường hợp GPQ lan tỏa, tổn thương GPQ hình túi hình kén lớn, chức năng hô hấp (CNHH) bị suy giảm nhiều, điều trị thường khó khăn. Ngược lại, GPQ thể khô (thể ho ra máu đơn thuần), hoặc tổn thương khu trú CNHH ít thay đổi hơn, những trường hợp có CNHH trong giới hạn cho phép, phẫu thuật cắt thùy hoặc phân thùy phổi là một biện pháp điều trị hữu hiệu [6],[18].

Vì vậy, để tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, các hình ảnh tổn thương GPQ trên phim CLVTPGC, sự rối loạn thông khí (RLTK) phổi, cũng như tìm hiểu mối liên quan giữa vị trí tổn thương, các thể GPQ trên phim chụp CLVTPGC với RLTK, trong đề tài này chúng tôi nhắm đến 2 mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ngực và RLTK phổi ở các bệnh nhân GPQ.

2. Nhận xét mối liên quan giữa vị trí tổn thương, các thể GPQ trên phim chụp CLVTPGC ngực với RLTK phổi ở các bệnh nhân GPQ.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ  1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Quan niệm về bệnh GPQ 3

1.2. Dịch tễ học GPQ 4

1.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của GPQ 5

1.3.1. Các nguyên nhân của GPQ 5

1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của GPQ 7

1.4. Giải phẫu cây phế quản 10

1.5. Giải phẫu bệnh 11

1.6. Phân loại 12

1.6.1. Phân loại theo triệu chứng lâm sàng 13

1.6.2. Phân loại theo giải phẫu bệnh 13

1.6.3. Phân loại theo tính chất 13

1.6.4. Phân loại theo vị trí tổn thương 13

1.6.5. Phân loại theo nguyên nhân 13

1.7. Lâm sàng của GPQ 14

1.7.1. Triệu chứng cơ năng 14

1.7.2. Triệu chứng toàn thân 14

1.7.3. Triệu chứng thực thể 14

1.8. Cận lâm sàng 15

1.8.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 15

1.8.2. Thăm dò chức năng hô hấp 19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Bn 23

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24

2.2. Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.1. Lâm sàng 24

2.2.2. Chụp CLVTPGC 24

2.2.3 Đo chức năng hô hấp 28

2.2.4. Nhận xét mối liên quan giữa RLTK với vị trí tổn thương, các thể GPQ trên phim CLVTPGC 32

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu: 32

2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

3.1 Một số đặc điểm chung 33

3.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 35

3.2.1. Lý do vào viện 35

3.2.2. Tiền sử bệnh tật của Bn GPQ khi vào viện 36

3.2.3. Triệu chứng cơ năng 37

3.2.4. Triệu chứng toàn thân 39

3.2.5. Triệu chứng thực thể 39

3.3. Kết quả nghiên cứu hình ảnh CLVTPGC 40

3.3.1. Các hình ảnh GPQ trên CLVTPGC 40

3.3.2. Các thể GPQ 41

3.3.3. Phân bố vị trí GPQ 42

3.4. Kết quả đo chức năng hô hấp 44

3.5. Liên quan giữa vị trí tổn thương, các thể GPQ trên phim chụp CLVTPGC với CNTK 47

3.5.1. Liên quan giữa kết quả đo CNTK với các thể GPQ 47

3.5.2. Liên quan giữa kết quả đo CNTK với vị trí tổn thương 48

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN  5050