Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại viện Huyết học-Truyền máu Trung ương

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.Nhiễm khuẩn là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ quan tạo máu, đặc biệt ở những bệnh máu ác tính [21]. Bệnh nhân mắc bệnh cơ quan tạo máu thường có những bất thường trong cơ chế miễn dịch bảo vệ cơ thể, quá trình sinh máu bình thường của cơ thể bị ức chế dẫn đến giảm bạch cầu hạt trung tính, mono bào và lympho bào, gây giảm tổng hợp Imunoglobulin, gây thiếu hụt cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, do đó những bệnh nhân này được xếp vào nhóm có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn [14].Việc sử dụng hóa trị liệu trong điều trị các bệnh máu ác tính sẽ ức chế mạnh tủy xương, gây ra tình trạng suy tủy, là nguyên nhân giảm các dòng tế bào máu, đặc biệt là giảm nặng BCTT, đồng thời gây ra những bất thường trong đáp ứng miễn dịch thể và tế bào, làm tổn thương niêm mạc, từ đó càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân này [14], [28]. Một lý do khác làm gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính sau hóa trị liệu là tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (nosocomial infection) và điều kiện vệ sinh, chăm sóc kém về nhiều mặt trong quá trình bệnh nhân nằm điều trị nội trú.

MÃ TÀI LIỆU

LVTHSY 0111

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Chính những lý do trên làm thay đổi đặc điểm nhiễm khuẩn, thời gian nhiễm khuẩn và hiệu quả điều trị kháng sinh ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ quan tạo máu. Việc khống chế nhiễm khuẩn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chăm sóc hỗ trợ những bệnh nhân này. Vì vậy việc cân nhắc lựa chọn kháng sinh được đặt ra ở mỗi cơ sở điều trị bệnh máu. Điều quan trọng là việc lựa chọn kháng sinh phải phụ thuộc vào mô hình tác nhân gây bệnh vì tỷ lệ nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn thường gặp không giống nhau giữa những cơ sở điều trị, nó phụ thuộc vào đối tượng bệnh và môi trường điều trị cụ thể ở từng nơi.
Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương, khoa lâm sàng C8 là khoa điều trị hóa chất nên hiện tượng nhiễm khuẩn là rất phổ biến. Đặc biệt hiện nay có rất nhiều phương pháp mới trong điều trị đang được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Để có những hiểu biết về tình trạng nhiễm khuẩn tại khoa, góp phần giúp các Bác sỹ lâm sàng có định hướng về loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn và hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương” với hai mục tiêu:
1.    Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
2.    Tm hiểu mối liên quan một số xét nghiệm vi khuẩn với đặc điểm lâm sàng ở những trường hợp nhiễm khuẩn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác    tính    3
1.1.1.    Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện    3
1.1.2.    Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân ung thư máu    5
1.2.    Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác
tính    6
1.2.1.    Giảm nặng bạch cầu hạt trung tính    6
1.2.2.    Do vi khuẩn, nấm    9
1.3.    . Triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn ở bệnh nhân    mắc bệnh máu ác
tính    14
1.4.     Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính    15
1.4.1.    Thay đổi về giải phẫu    15
1.4.2.    Yếu tố môi trường    17
Chương 2:    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1.    Đối    tượng nghiên cứu:    18
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    18
2.2.1.    Phương pháp nghiên cứu    18
2.2.2.    Chọn mẫu    18
2.2.3.    Các bước tiến hành:    19
2.3.    Biện pháp kỹ thuật:    22
2.3.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:    22
2.3.2.    Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:    23
2.3.3.    Bệnh phẩm xét nghiệm    23
2.3.4.    Dụng cụ làm xét nghiệm:    24
2.3.5.    Kỹ thuật xử lý, phân lập và xác định vi khuẩn    24
2.4.    Xử lý số liệu    26
2.5.    Thời gian nghiên cứu:    26
2.6.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    26
2.7.    Địa điểm nghiên cứu    27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    28
3.1.    Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    28
3.1.1.    Tuổi    28
3.1.2.    Giới    29
3.1.3.    Nghề nghiệp    29
3.2.    Tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính.. 30
3.2.1.    Tỷ lệ nhiễm khuẩn    30
3.2.2.    Loại vi khuẩn phân lập được    32
3.2.3.    Vị trí nhiễm khuẩn    34
3.3.    Mối liên quan giữa xét nghiệm vi khuẩn với đặc điểm lâm sàng ở
những trường hợp nhiễm khuẩn    35
3.3.1.    Biểu hiện nhiễm    khuẩn đường họng miệng    35
3.3.2.    Biểu hiện nhiễm    khuẩn đường hô hấp dưới    37
3.3.3.    Biểu hiện lâm sàng và kết quả phân    lập vi khuẩn từ máu    38
3.3.4.    Biểu hiện nhiễm    khuẩn tiêu hóa    40
3.3.5.    Biểu hiện nhiễm    khuẩn tiết niệu    41
Chương 4: BÀN LUẬN    45
4.1.     Tình hình nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác tính    45
4.1.1.    Tỷ lệ nhiễm khuẩn chung    45
4.1.2.    Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn    46
4.1.3.    Loại vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân mắc một số bệnh máu ác
tính     46
4.1.4.    Vị trí nhiễm khuẩn hay gặp    53
4.2.    Liên quan giữa biểu hiện lâm sàng và phân lập    vi khuẩn    56
4.2.1.    Nhiễm khuẩn họng miệng    56
4.2.2.    Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới    58
4.2.3.    Nhiễm khuẩn huyết    59
4.2.4.    Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa    62
4.2.5.    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu    63
4.3.    Hậu quả của giảm số lượng BCTT    63
4.3 .1.Ảnh hưởng của giảm số lượng BCTT đến tỷ lệ nhiễm khuẩn    63
4.3.2.    Ảnh hưởng của giảm số lượng BCTT    đến kết quả điều trị    65
KẾT LUẬN    66
KIẾN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC