Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và tác dụng điều trị của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng.Bỏng là một tai nạn thường gặp trong lao động và sinh hoạt. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 180.000 người tử vong do bỏng, trong đó hai phần ba nạn nhân ở Châu Phi và Đông Nam Á [1]. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong chẩn đoán và điều trị như hồi sức dịch thể, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng sớm, chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bỏng hô hấp cùng với các biện pháp tiên tiến điều trị tại chỗ tổn thương bỏng, tỷ lệ biến chứng và tử vong ở bệnh nhân bỏng nặng vẫn còn cao [2]. Một trong những “chìa khóa” quan trọng gây nên diễn biến bất lợi dẫn đến biến chứng và tử vong ở bệnh nhân bỏng nặng đó là tình trạng rối loạn chuyển hóa.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2021.00090 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Đáp ứng tăng chuyển hóa bắt đầu từ 48 đến 72 giờ đầu sau bỏng, ngay sau thời kỳ sốc bỏng, đạt tới mức tối đa vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 sau bỏng, sau đó giảm dần tùy thuộc vào diện tích bỏng, tốc độ che phủ và đóng kín tổn thương. Tuy nhiên, mức độ chuyển hoá vẫn còn duy trì ở mức cao hơn bình thường khi quá trình liền vết thương đã hoàn thành, thậm chí kéo dài tới hai năm sau bỏng. Mức độ tăng chuyển hóa trong bỏng được coi là lớn nhất so với bất kỳ loại chấn thương hay phẫu thuật nào khác [2], [3], [4]. Mặc dù đáp ứng tăng chuyển hóa sau bỏng là nhằm bảo vệ cơ thể trước tổn thương bỏng. Tuy nhiên, tăng chuyển hóa nặng và kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình liền vết thương, kéo dài thời gian hồi phục, gia tăng chi phí điều trị, biến chứng và tử vong.
Hiện nay, cơ chế bệnh sinh của đáp ứng tăng chuyển hóa trong bỏng vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Nhiều nghiên cứu tập trung vào vai trò của các hormone chuyển hoá trong đó có các catecholamine, cortisol, insulin, hormone tăng trưởng… một số khác tập trung vào vai trò các cytokine như Interleukin 6, Interleukin 1, sự biến đổi gen [2], [4], [5], [6]. Các liệu pháp điều trị nhằm hạn chế hậu quả của đáp ứng tăng chuyển hoá cũng đã và đang được nghiên cứu, trong đó vai trò của thuốc chẹn beta (propranolol dùng đơn độc hoặc kết hợp) đối với tiêu hao năng lượng, chuyển hoá các chất dinh dưỡng, quá trình liền vết thương, diễn biến bệnh lý và kết quả điều trị đã được ứng dụng rộng rãi tại các trung tâm bỏng ở các nước phát triển đặc biệt trên đối tượng trẻ em bỏng nặng [7], [8], [9].
Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến một số khía cạnh của rối loạn chuyển hóa sau bỏng [4], [10], [11]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm rối loạn chuyển hóa cũng như vai trò của thuốc chẹn beta trong điều trị bệnh nhân bỏng nặng. Xuất phát từ những nhận xét trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn chuyển hóa và tác dụng điều trị của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng” với các mục tiêu:
1. Xác định một số đặc điểm rối loạn chuyển hóa trên bệnh nhân bỏng nặng
2. Đánh giá tác dụng điều trị của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh bỏng và rối loạn chuyển hóa trong bỏng 3
1.1.1. Đại cương bệnh bỏng 3
1.1.2. Các giai đoạn chuyển hóa trong bỏng 4
1.1.3. Các rối loạn chuyển hóa trong bỏng 5
1.1.4. Cơ chế tăng chuyển hóa trong bỏng 11
1.1.5. Hậu quả của tăng chuyển hóa trong bỏng 15
1.2. Chuyển hóa năng lượng và các phương pháp đo tiêu hao năng lượng 16
1.2.1. Chuyển hóa năng lượng, tỷ lệ chuyển hóa 16
1.2.2. Các phương pháp đo tiêu hao năng lượng 17
1.3. Điều trị rối loạn chuyển hóa trong bỏng 19
1.3.1. Các phương pháp không dùng thuốc. 19
1.3.2. Các phương pháp dùng thuốc 22
1.4. Sử dụng propranolol điều trị rối loạn chuyển hóa trong bỏng 26
1.4.1. Thuốc propranolol 26
1.4.2. Cách thức sử dụng propranolol trên bệnh nhân bỏng 28
1.5. Nghiên cứu trên thế giới về tác dụng của propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng 30
1.6. Nghiên cứu về rối loạn chuyển hóa và tác dụng của propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng ở Việt Nam 32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Phương tiện nghiên cứu 34
2.2.1. Dụng cụ đo tiêu hao năng lượng lúc nghỉ 34
2.2.2. Cân điện tử scaletronix (Mỹ) 35
2.2.3. Dụng cụ và máy phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh nhân 35
2.2.4. Máy xét nghiệm máu 36
2.2.5. Thuốc Dorocardyl (Propranolol) 37
2.2.6. Thuốc và vật liệu điều trị toàn thân, tại chỗ tổn thương bỏng 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 39
2.3.3. Cách chia nhóm bệnh nhân nghiên cứu 39
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá 40
2.4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân bỏng 40
2.4.2. Xác định một số đặc điểm rối loạn chuyển hóa sau bỏng nặng 43
2.4.3. Đánh giá tác dụng điều trị của Propranolol 51
2.5. Xử lý số liệu nghiên cứu 56
2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 58
3.2. Một số đặc điểm rối loạn chuyển hóa của bệnh nhân bỏng nặng 59
3.2.1. Biến đổi nhịp tim và thân nhiệt 59
3.2.2. Đặc điểm cân nặng, tiêu hao năng lượng lúc nghỉ và các yếu tố liên quan 60
3.2.3. Biến đổi nồng độ huyết thanh của một số hormone chuyển hóa và IL-1β 65
3.2.4. Biến đổi một số chỉ tiêu huyết học và dinh dưỡng 71
3.2.5. Biến đổi kích thước gan sau bỏng nặng 81
3.3. Tác dụng của propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng 82
3.3.1. Sử dụng propranolol điều trị bệnh nhân bỏng nặng 82
3.3.2. Tác dụng trên một số chỉ tiêu lâm sàng 83
3.3.3 Tác dụng trên một số chỉ tiêu huyết học và dinh dưỡng 86
3.3.4. Tác dụng trên cân nặng và tiêu hao năng lượng lúc nghỉ 90
3.3.5. Biến đổi kích thước gan 91
3.3.6. Thời gian và chi phí điều trị 92
3.3.7. Các biến chứng và kết quả điều trị 92
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 93
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 93
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính 93
4.1.2. Đặc điểm về diện tích bỏng, bỏng hô hấp, chỉ số bỏng và chỉ số tiên lượng bỏng 93
4.1.3. Thời gian đến viện và tác nhân gây bỏng 95
4.2. Một số đặc điểm rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân bỏng nặng 95
4.2.1. Thân nhiệt 95
4.2.2. Nhịp tim 97
4.2.3. Biến đổi trọng lượng cơ thể 98
4.2.4. Biến đổi tiêu hao năng lượng lúc nghỉ ở bệnh nhân bỏng nặng 99
4.2.5. Biến đổi nồng độ một số hormon chuyển hóa và cytokine ở bệnh nhân bỏng nặng 103
4.2.6. Biến đổi kích thước gan của bệnh nhân bỏng nặng 107
4.2.7. Biến đổi nồng độ một số chỉ số lipid máu của bệnh nhân bỏng nặng 108
4.3. Tính an toàn khi sử dụng propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng 110
4.4. Ảnh hưởng của propanolol trên một số chỉ tiêu chuyển hóa và dinh dưỡng 112
4.4.1. Diễn biến một số chỉ tiêu lâm sàng 112
4.4.2. Diễn biến chuyển hóa một số chất dinh dưỡng 115
4.4.3. Biến đổi kích thước gan 119
4.4.4. Biến đổi tiêu hao năng lượng lúc nghỉ 120
4.4.5. Ảnh hưởng trên quá trình liền vết thương 121
4.4.6. Thời gian điều trị, biến chứng và kết quả điều trị 122
4.5. Một số hạn chế của luận án. 124
KẾT LUẬN 125
KIẾN NGHỊ 127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 58
3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính và tác nhân gây bỏng 59
3.3. Biến đổi nhịp tim, thân nhiệt theo thời gian. 59
3.4. Liên quan giữa tăng 10% trọng lượng cơ thể và kết quả điều trị 60
3.5. Liên quan giữa giảm 10% trọng lượng cơ thể và kết quả điều trị 61
3.6. REE, BMR và tỷ lệ REE/BMR theo thời gian sau bỏng 62
3.7. Liên quan giữa REE và bỏng hô hấp 62
3.8. Liên quan giữa REE và giới tính 63
3.9. Liên quan giữa REE và diện tích bỏng 63
3.10. Biến đổi REE theo nhiệt độ phòng bệnh 64
3.11. Liên quan giữa REE và kết quả điều trị 64
3.12. Liên quan giữa REE và thân nhiệt 65
3.13. Biến đổi nồng độ adrenaline và noradrenaline huyết thanh 65
3.14. Biến đổi nồng độ cortisol và IL1β huyết thanh 66
3.15. Biến đổi nồng độ adrenaline huyết thanh theo các yếu tố liên quan 67
3.16. Biến đổi nồng độ noradrenaline huyết thanh theo các yếu tố liên quan 68
3.17. Biến đổi nồng độ cortisol huyết thanh và các yếu tố liên quan 69
3.18. Biến đổi nồng độ interleukin 1β huyết thanh và các yếu tố liên quan 70
3.19. Biến đổi số lượng hồng cầu, huyết sắc tố máu theo thời gian. 71
3.20. Biến đổi nồng độ glucose huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị. 72
3.21. Biến đổi nồng độ protein toàn phần huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị. 74
3.22. Biến đổi nồng độ albumin huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị. 75
Bảng Tên bảng Trang
3.23. Biến đổi nồng độ triglycerid huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị. 77
3.24. Biến đổi nồng độ cholesterol huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị 78
3.25. Biến đổi nồng độ HDL huyết thanh theo diện tích bỏng, bỏng hô hấp và kết quả điều trị. 80
3.26. Biến đổi kích thước gan theo thời gian 81
3.27. Biến đổi kích thước gan theo giới tính, diện tích bỏng chung và diện tích bỏng sâu 81
3.28. Liều dùng và thời gian dùng propranolol 82
3.29. Tác dụng trên huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, huyết áp trung bình theo thời gian 84
3.30. Thời gian liền vết thương bỏng nông và vùng lấy da 85
3.31. Kết quả ghép da ở 2 nhóm 85
3.32. Tác dụng trên số lượng hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố máu. 86
3.33. Biến đổi nồng độ glucose, protein, albumin huyết thanh ở 2 nhóm 87
3.34. Biến đổi nồng độ HDL và LDL huyết thanh 89
3.35. Tác dụng trên cân nặng bệnh nhân theo thời gian (kg) 90
3.36. Đặc điểm các bệnh nhân siêu âm gan 91
3.37. Biến đổi kích thước gan giữa 2 nhóm 91
3.38. Thời gian sử dụng kháng sinh, thời gian nằm hồi sức cấp cứu và thời gian nằm viện. 92
3.39. Các biến chứng sau bỏng và kết quả điều trị 92
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1. Biến đổi cân nặng theo thời gian 60
3.2. Biến đổi REE theo thời gian 61
3.3. Biến đổi nồng độ glucose huyết thanh theo thời gian sau bỏng 71
3.4. Biến đổi nồng độ protein toàn phần huyết thanh theo thời gian 73
3.5. Biến đổi nồng độ albumin huyết thanh theo thời gian 73
3.6. Biến đổi nồng độ triglycerid huyết thanh theo thời gian. 76
3.7. Biến đổi nồng độ cholesterol huyết thanh theo thời gian. 76
3.8. Biến đổi nồng độ LDL huyết thanh theo thời gian. 79
3.9. Biến đổi nồng độ HDL huyết thanh theo thời gian. 79
3.10. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc propranolol 82
3.11. Tác dụng trên nhịp tim theo thời gian. 83
3.12. Tác dụng trên thân nhiệt theo thời gian 83
3.13. Tác dụng trên nồng độ triglycerid huyết thanh 88
3.14. Tác dụng trên nồng độ cholesterol huyết thanh 88
3.15. Biến đổi tiêu hao năng lượng lúc nghỉ theo thời gian 90
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1. Diễn biến tăng chuyển hóa sau bỏng 5
1.2. Đáp ứng tăng chuyển hóa trong bỏng và các bệnh lý khác 6
1.3. Thay đổi nội tiết đáp ứng với stress, bỏng, chấn thương 9
1.4. Mô hình đo tiêu hao năng lượng của máy R860 18
2.1. Đo tiêu hao năng lượng lúc nghỉ bằng máy Carescape R860 35
2.2. Cân bệnh nhân bằng cân Scaletronix 35
2.3. Máy siêu âm 4D Logiq S7 36
2.4. Các bộ kít, bệnh phẩm và kết quả xét nghiệm ELISA 37
2.5. Máy đọc ELISA DTX 880 37
2.6. Công thức hoá học, lọ và viên thuốc Dorocardyl 38
2.7. Phản ứng tạo màu trong đĩa ELISA 96 giếng 46
2.8. Đường chuẩn xây dựng từ các mẫu chuẩn để tính nồng độ trong mẫu xét nghiệm 46
2.9. Bộ dây trích mẫu khí 48
2.10. Đo REE cho bệnh nhân tự thở 49
2.11. Đo REE cho bệnh nhân thở máy 49
2.12. Sơ đồ mô hình nghiên cứu 57